Chứng chỉ ISO 45001 là gì? Quy trình cấp Giấy chứng nhận ISO 45001

Để thể hiện cam kết về một môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, doanh nghiệp cần sở hữu chứng chỉ ISO 45001. Vậy chứng chỉ ISO 45001 là gì, quy trình cấp Giấy chứng nhận ISO 45001 gồm những bước nào? Hãy cùng Intercert Việt Nam khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

Hiểu về tiêu chuẩn ISO 45001 

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tránh những rủi ro xảy ra liên quan đến bệnh tật, thương vong tại nơi làm việc. Tiêu chuẩn ISO 45001 có thể áp dụng cho bất kỳ công ty nào bất kể quy mô, loại hình và bản chất của công ty. 

chứng chỉ iso 45001
chứng chỉ iso 45001

Tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu về đánh giá rủi ro, lập kế hoạch phòng ngừa, đào tạo nhân viên, kiểm soát các hoạt động nguy hiểm và cải tiến liên tục. Bằng cách triển khai thành công tiêu chuẩn ISO 45001, tổ chức có thể nhận được những lợi ích như sau:    

  • Tăng cường an toàn cho nhân viên: Mục tiêu hàng đầu của ISO 45001 là bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người lao động. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng phó trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra tại nơi làm việc. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và an toàn, đồng thời nâng cao chất lượng môi trường làm việc của nhân viên. 
  • Tuân thủ pháp luật: Việc triển khai ISO 45001 giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tránh các hình phạt pháp lý liên quan đến tai nạn nghề nghiệp mà còn tạo dựng niềm tin với đối tác, khách hàng. 
  • Nâng cao năng suất: ISO 45001 giúp các doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu gián đoạn sản xuất do tai nạn lao động, từ đó nâng cao năng suất làm việc. 
  • Nâng cao uy tín của tổ chức: Việc đạt được chứng nhận ISO 45001 là minh chứng rõ ràng cho việc tổ chức đã xây dựng thành công môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên. Điều này giúp nâng cao uy tín của tổ chức, tạo dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng. 
  • Giảm chi phí: Việc triển khai ISO 45001 giúp doanh nghiệp xác định chính xác các rủi ro và đưa ra biện pháp hiệu quả để kiểm soát chúng, Điều này giúp giảm thiểu tình trạng ngừng hoạt động do tai nạn lao động và tiết kiệm chi phí bảo hiểm. Nhờ đó doanh nghiệp có thể giảm thiểu khoản chi phí bồi thường tai nạn lao cũng như các chi phí phát sinh khác. 
  • Cải tiến liên tục: ISO 45001 khuyến khích các tổ chức không ngừng cải tiến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bằng việc đánh giá thường xuyên hiệu quả của hệ thống, doanh nghiệp có thể xác định các điểm yếu và đưa ra các giải pháp cải thiện phù hợp, đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và lành mạnh. 

Chứng chỉ ISO 45001 là gì? 

Chứng chỉ ISO 45001 là chứng nhận được cấp cho những tổ chức đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. Việc đạt được chứng chỉ ISO 45001 chứng tỏ rằng tổ chức đó đã xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người lao động. Đồng thời giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, giảm các chi phí liên quan đến bảo hiểm và bồi thường, giúp tăng năng suất lao động. 

chứng chỉ iso 45001

Quy trình cấp Giấy chứng nhận ISO 45001 

Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 45001 

  • Doanh nghiệp gửi yêu cầu đăng ký chứng nhận đến tổ chức chứng nhận và cung cấp thông tin chi tiết về quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng nhân viên, và các thông tin liên quan khác. 
  • Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét hồ sơ đăng ký và cung cấp thông tin về quy trình chứng nhận, chi phí và thời gian dự kiến. 

Bước 2: Xem xét hợp đồng & chuẩn bị đánh giá ISO 14001 

  • Sau khi xem xét yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá, tổ chức chứng nhận và doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng này. 
  • Tổ chức chứng nhận sẽ lập kế hoạch đánh giá chi tiết, bao gồm thời gian, phạm vi đánh giá, các tài liệu cần cung cấp và các yêu cầu khác. 
  • Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như: sổ tay hệ thống, quy trình, hồ sơ đánh giá rủi ro,… 

Bước 3: Đánh giá tại hiện trường 

  • Các chuyên gia của tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá các tài liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp. Ngoài ra, chuyên gia sẽ phỏng vấn ban lãnh đạo và nhân viên nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và thực hiện hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp. 
  • Chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại các khu vực làm việc để đánh giá điều kiện làm việc, các biện pháp phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp,… 

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình ISO 45001 

  • Chuyên gia tiến hành thẩm xét toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan đến hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của doanh nghiệp. 
  • Chuyên gia sẽ phân tích và đánh giá xem hệ thống quản lý của doanh nghiệp có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chứng chỉ ISO 45001 hay không. 

Bước 5: Hành động khắc phục 

  • Nếu phát hiện các điểm không phù hợp phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ yêu cầu doanh nghiệp lập kế hoạch hành động khắc phục. 
  • Doanh nghiệp phải thực hiện hành động khắc phục các điểm không phù hợp này trong một thời gian nhất định và báo cáo kết quả cho tổ chức chứng nhận. 

Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 45001 

  • Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành các hành động khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại.  
  • Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 45001. 

chứng chỉ iso 45001

Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 

  • Sau khi được cấp chứng nhận, doanh nghiệp sẽ phải trải qua các đợt đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vẫn được duy trì và cải tiến liên tục. 
  • Tần suất đánh giá sẽ phụ thuộc theo quy định của tổ chức chứng nhận ISO 45001. 

Bước 8: Tái chứng nhận ISO 45001 

  • Sau 3 năm, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá tái chứng nhận. 
  • Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đánh giá tái chứng nhận để chứng minh rằng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vẫn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001. 

Chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực trong bao lâu? 

Chứng chỉ ISO 45001 có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp cho doanh nghiệp. Sau 3 năm, để tiếp tục được công nhận và sử dụng chứng chỉ này, tổ chức phải thực hiện quá trình đánh giá tái chứng nhận.  

Việc đánh giá tái chứng nhận ISO 45001 không chỉ giúp tổ chức duy trì chứng chỉ mà còn đảm bảo hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp luôn hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu hiện hành của môi trường kinh doanh. Đồng thời giúp đảm bảo rằng tổ chức vẫn đang thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động và tạo ra một môi trường làm việc an toàn. 

Đơn vị cung cấp chứng chỉ ISO 45001 uy tín 

Intercert Việt Nam là đại diện độc quyền của Intercert INC tại Việt Nam. Chứng chỉ ISO 45001 do Intercert trực tiếp cấp có đầy đủ giá trị pháp lý quốc tế, được công nhận toàn cầu. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận ISO, Intercert tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam  bởi những lý do sau: 

  • Quy trình đánh giá chuyên nghiệp: Intercert sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng quy trình đánh giá chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo tính khách quan và chính xác của kết quả đánh giá chứng nhận. 

chứng chỉ iso 45001

  • Hỗ trợ khách hàng tận tâm: Intercert luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình chứng nhận, từ khâu tư vấn xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đến đào tạo nhận thức về ISO 45001. Sau khi cấp chứng chỉ, Intercert Việt Nam vẫn hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến quá trình chứng nhận. 
  • Chi phí cạnh tranh: Intercert Việt Nam cam kết cung cấp dịch vụ chứng nhận với chi phí hợp lý cùng nhiều gói dịch vụ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của từng doanh nghiệp. 

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về chứng chỉ ISO 45001. Hy vọng doanh nghiệp sẽ sớm sở hữu chứng chỉ ISO 45001. Liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn. 

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:   

  • Địa chỉ: Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.   
  • Điện thoại: 0969 555 610   
  • Email: sales@intercertvietnam.com   
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực

Với một nhà xưởng được xây dựng khoa học và bố trí hợp lý có...

Kế hoạch Thẩm Tra Haccp – Hướng dẫn Tuân Thủ

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis and...

Điều kiện nhà xưởng theo Tiêu chuẩn HACCP – Intercert Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng HACCP, doanh nghiệp cần phải tuân thủ...

Biện pháp kiểm soát của Hệ thống HACCP – Intercert Việt Nam

Một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện...

Phân tích chi tiết 12 bước áp dụng HACCP

Hệ thống HACCP – một hệ thống được sử dụng rộng rãi, đã không còn...

Kế hoạch HACCP là gì? Tại sao cần xây dựng kế hoạch HACCP?

Kế hoạch HACCP là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá