Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến về Hệ thống quản lý môi trường. Doanh nghiệp thường đặt ra rất nhiều các câu hỏi về ISO 14001 khi có mong muốn áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Bài viết dưới đây của Intercert Việt Nam sẽ giải đáp các câu hỏi ISO 14001 phổ biến.
ISO 14001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu. Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp một khuôn khổ cho các tổ chức thiết kế và triển khai hệ thống quản lý môi trường cũng như liên tục cải thiện hiệu suất môi trường của họ. Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào không phân biệt loại hình, quy mô hay loại sản phẩm/dịch vụ mà tổ chức cung cấp.
Chứng nhận ISO 14001 có lợi ích gì?
Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 giúp doanh nghiệp xác định, kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường, như ô nhiễm không khí, nước, đất và chất thải,..
Việc áp dụng ISO 14001 giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa sai sót, lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 14001 sẽ dễ dàng tham gia vào các dự án thầu lớn, đặc biệt là các dự án của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, việc áp dụng ISO 14001 cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, tránh các rủi ro pháp lý và hình phạt.
Phiên bản tiêu chuẩn ISO 14001 mới nhất là phiên bản nào?
ISO 14001:2015 là phiên bản thứ 3 cũng là phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện tại của tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường do Tổ chức ISO phát triển. Phiên bản ISO 14001:2015 được ban hành vào tháng 9 năm 2015.
Phiên bản ISO 14001:2015 vẫn duy trì việc áp dụng quy trình PDCA giống phiên bản ISO 14001:2004 trước đó. Tuy nhiên phiên bản ISO 14001:2015 có một số điểm mới như: Được xây dựng theo cấu trúc cấp cao – HLS, sử dụng một số định nghĩa bắt buộc, hay tập trung hơn vào việc xác định rủi ro, cơ hội liên quan đến các khía cạnh môi trường,..Những sự thay đổi này giúp tổ chức thích ứng tốt hơn với những thách thức và cơ hội mới trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng phát triển.
Chu trình PDCA là gì và được áp dụng như thế nào trong ISO 14001:2015?
Chu trình PDCA là cụm từ viết tắt của Plan – Do – Check – Act tượng trưng cho 4 giai đoạn hoạt động cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu.
Chu trình PDCA được áp dụng trong ISO 14001:2015 như sau:
- Plan-Kế hoạch: Đặt mục tiêu, xác định các quy trình và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
- Do-Thực hiện: Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.
- Check-Kiểm tra: So sánh kết quả thực tế với mục tiêu đã đặt ra và đánh giá hiệu quả của quá trình.
- Act-Hành động: Thực hiện các hành động để cải thiện quá trình, tiêu chuẩn hóa những gì đã làm tốt và khắc phục những gì chưa đạt được.
Việc áp dụng chu trình PDCA giúp doanh nghiệp triển khai và duy trì hệ thống quản lý môi trường hiệu quả theo tiêu chuẩn ISO 14001 cũng như đạt được các mục tiêu môi trường đã đề ra.
Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 là gì?
ISO 14001:2015 có 10 phần (điều khoản chính) và các nội dung hỗ trợ khác (điều khoản phụ). Các yêu cầu chính dành cho hệ thống quản lý môi trường được đề cập trong các điều khoản từ 4-10. Để triển khai thành công tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trong tổ chức của bạn, bạn phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng bao gồm:
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
- Điều khoản 6: Hoạch định
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Thực hiện
- Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
- Điều khoản 10: Cải tiến
Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015?
Tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 nên được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào muốn thiết lập, cải tiến hoặc duy trì hệ thống quản lý môi trường.
Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, một số loại hình sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường cần phải áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001 trước ngày 31/12/2020.
Cụ thể, một số loại hình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng nhận ISO 14001 bao gồm:
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;
- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
- …
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có hiệu lực bao lâu ?
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá, giám sát định kỳ 1 lần/năm, nhằm đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận luôn tuân thủ đúng các yêu cầu của ISO 14001:2015.
Sau khi chứng nhận hết hiệu lực, tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký để đánh giá lại (không được gia hạn), cuộc đánh giá sẽ được tiến hành giống như lần đầu. Sau khi xác minh sự phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm cho doanh nghiệp.
Chứng nhận ISO 14001:2015 ở đâu uy tín?
Hiện nay trên thị trường có nhiều tổ chức chứng nhận ISO 14001, trong đó, Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có trên 10 năm kinh nghiệm cấp các chứng chỉ về hệ thống quản lý, trong đó có ISO 14001:2015
Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn về quản lý môi trường trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.
Chi phí để tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 14001 là bao nhiêu?
Chi phí triển khai và duy trì hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 giữa các doanh nghiệp là khác nhau. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề, mức độ phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh…Chi phí thực hiện ISO 14001 có thể bao gồm các chi phí:
- Chi phí tư vấn thực hiện
- Chi phí chứng nhận
- Chi phí duy trì hệ thống quản lý môi trường (EMS)
- Chi phí phát sinh
- …
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về chi phí chứng nhận ISO 14001 tại Intercert Việt Nam. Intercert luôn đảm bảo các khoản chi phí minh bạch và hợp lý, đồng thời có nhiều ưu đãi hấp dẫn, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất tới khách hàng.
Quy trình để có chứng nhận ISO 14001:2015 gồm mấy bước
Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về quy trình các bước để đạt áp dụng chứng nhận ISO 14001:2015 cho Doanh Nghiệp.
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 14001
Doanh nghiệp khai báo các thông tin theo yêu cầu của Tổ chức chứng nhận ISO 14001 để đăng ký chứng nhận
- Bước 2: Chuẩn bị chứng nhận
Doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác nhận việc đồng ý đánh giá chứng nhận ISO 14001 với tổ chức chứng nhận và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
- Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Tổ chức chứng nhận ISO 14001 đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Tổ chức chứng nhận đánh giá thực tế giai đoạn 2, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường của doanh nghiệp
- Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình EMS
Tổ chức chứng nhận thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 của doanh nghiệp
- Bước 6: Hành động khắc phục
Doanh nghiệp phải tiến hành hành động khắc phục trong thời gian quy định và báo cáo lại cho Tổ chức chứng nhận ISO để sửa chữa những điểm chưa tuân thủ (nếu có).
- Bước 7: Cấp giấy chứng nhận ISO 14001
Tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 14001 có hiệu lực trong vòng 03 (ba) năm cho doanh nghiệp sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu
- Bước 8: Đánh giá giám sát định kỳ (12 tháng/lần)
Doanh nghiệp trải qua 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ trong 3 năm (12 tháng/lần) để duy trì hiệu lực của chứng nhận ISO 14001
- Bước 9: Tái chứng nhận ISO 14001 (sau 3 năm)
Với những tổ chức, doanh nghiệp sau khi tiến hành hết 3 năm hiệu lực của giấy chứng nhận nếu có mong muốn tái chứng nhận có thể đăng ký tái đánh giá chứng nhận ISO 14001. Quy trình tái đánh giá chứng nhận lặp lại tương tự như các bước trên.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến các câu hỏi ISO 14001:2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới câu hỏi về ISO 14001,
hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.
Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Toà nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com