Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì? INTERCERT VIỆT NAM

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, và nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển. Một biện pháp để dự báo xu hướng phát thải trong tương lai và xây dựng các tình huống ứng phó hiệu quả – các nhà khoa học và chuyên gia môi trường đã phát triển ra kịch bản phát thải khí nhà kính. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về kịch bản phát thải khí nhà kính trong bài viết dưới đây.  

Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì?

Kịch bản là hình ảnh của tương lai, mỗi kịch bản là một bức tranh tưởng tượng dựa trên những suy luận có căn cứ khoa học về sự phát triển của tương lai có thể xảy ra. Vì vậy, kịch bản phát thải khí nhà kính là các dự báo về lượng khí nhà kính sẽ được thải vào khí quyển trong tương lai, dựa trên các giả định về phát triển kinh tế, dân số, công nghệ và chính sách môi trường. Chúng giúp các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về những thay đổi tiềm năng trong khí hậu và xây dựng các chiến lược ứng phó hiệu quả.

Các loại kịch bản phát thải khí nhà kính

Có nhiều loại kịch bản phát thải khí nhà kính, trong đó nổi bật nhất là các kịch bản Báo cáo đặc biệt về phát thải SRES (Special Report on Emissions Scenarios) và kịch bản đường nồng độ tiêu biểu RCPs (Representative Concentration Pathways).

1. Kịch bản Báo cáo đặc biệt về phát thải SRES

Được phát triển bởi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), SRES bao gồm bốn họ kịch bản chính:

A1: Mô tả một thế giới tương lai với sự phát triển kinh tế rất nhanh, dân số thế giới tăng đạt đỉnh vào khoảng giữa thế kỷ 21 và giảm dần sau đó; các công nghệ mới phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Các đặc điểm nổi bật là sự tương đồng giữa các khu vực, sự tăng cường giao lưu về văn hóa, xã hội, sự thu hẹp khác biệt về thu nhập giữa các vùng. Họ kịch bản A1 được phát triển thành 3 nhóm dựa trên các hướng phát triển của công nghệ trong hệ thống năng lượng:

  • A1FI: sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao)
  • A1B: cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình)
  • A1T: chú trọng đến việc sử dụng các nguồn năng lượng phi hoá thạch (kịch bản phát thải thấp)

A2 (kịch bản phát thải cao): Mô tả một thế giới rất không đồng nhất. Các đặc điểm nổi bật là tính độc lập, bảo vệ các đặc điểm địa phương, dân số thế giới tiếp tục tăng, kinh tế phát triển theo định hướng khu vực, thay đổi về công nghệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm và riêng rẽ hơn so với các họ kịch bản khác.

B1 (phát thải thấp): Thể hiện một thế giới tương đồng với dân số thế giới đạt đỉnh vào giữa thế kỷ 21 và giảm xuống sau đấy giống như trong họ kịch bản gốc A1, nhưng có sự thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc kinh tế theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin, giảm cường độ tiêu hao nguyên vật liệu; phát triển các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên; chú trọng đến các giải pháp toàn cầu về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.

B2 (phát thải trung bình):Mô tả một thế giới với sự nhấn mạnh vào các giải pháp địa phương về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Dân số thế giới vẫn tăng trưởng liên tục nhưng thấp hơn A2, phát triển kinh tế ở mức trung bình, chuyển đổi công nghệ chậm và không đồng bộ như trong B1 và A1. Cũng hướng đến việc bảo vệ môi trường và công bằng xã hội, B2 tập trung vào quy mô địa phương và khu vực.

2. Kịch bản đường nồng độ tiêu biểu RCPs

Đây là kịch bản dựa trên việc tổng quan lại toàn diện cưỡng bức bức xạ của các kịch bản khí nhà kính trong quá khứ, với mục tiêu là lựa chọn được các RCPs sẽ có thể đại diện cho phần lớn các kịch bản này về mặt cưỡng bức bức xạ. Kết quả cho thấy cưỡng bức bức xạ từ các kịch bản đã được xây dựng trước đây có thể thay đổi từ các giá trị thấp là 2,5 Wm-2 đến các giá trị cao là giữa 8 Wm-2 và 9 Wm-2 hoặc thậm chí cao hơn. Từ đó 4 RCPs đã được lựa chọn và xác định, bao gồm:

  • RCP2.6: Kịch bản giảm phát thải mạnh mẽ, với cưỡng bức bức xạ đạt đỉnh và sau đó giảm xuống 2,6 W/m² vào năm 2100.
  • RCP4.5: Kịch bản ổn định, trong đó các biện pháp giảm phát thải được thực hiện để ổn định cưỡng bức bức xạ ở mức 4,5 W/m² vào năm 2100.
  • RCP6.0: Kịch bản ổn định với mức độ can thiệp thấp hơn, dẫn đến cưỡng bức bức xạ ổn định ở mức 6,0 W/m² vào năm 2100.
  • RCP8.5: Kịch bản phát thải cao, không có biện pháp giảm phát thải đáng kể, dẫn đến cưỡng bức bức xạ 8,5 W/m² vào năm 2100.

 

Tại sao kịch bản phát thải khí nhà kính quan trọng?

Kịch bản phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo biến đổi khí hậu và hỗ trợ xây dựng các chính sách ứng phó. Chúng cung cấp thông tin về các xu hướng tiềm năng của phát thải, giúp các nhà hoạch định chính sách đánh giá tác động của các biện pháp giảm phát thải và lập kế hoạch cho các chiến lược thích ứng và giảm nhẹ.

Việc hiểu rõ các kịch bản này cũng giúp cộng đồng quốc tế thiết lập các mục tiêu giảm phát thải và theo dõi tiến độ trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Chẳng hạn, Thỏa thuận Paris 2015 đặt mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2°C so với mức tiền công nghiệp, và các kịch bản phát thải giúp đánh giá khả năng đạt được mục tiêu này.

Ngoài ra, các kịch bản này còn hỗ trợ trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về những hậu quả tiềm tàng của biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp giảm phát thải.

 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Kịch bản phát thải khí nhà kính là gì?”. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về kịch bản phát thải khí nhà kính ở Việt Nam, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp tốt nhất.

Thông tin công ty Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Khí nhà kính – Mối đe dọa lớn tới môi trường

Khí nhà kính là một yếu tố chính gây ra hiệu ứng khí nhà kính....

So sánh tiêu chuẩn ISO 22000 và GMP – Doanh nghiệp nên lựa chọn tiêu chuẩn nào?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực...

Khí thải nhà kính từ bệnh viện – Mối nguy hại cần kiểm soát

Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ít được đề cập...

Các loại hồ sơ ISO 22000 cần có đối với doanh nghiệp thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000 chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống...

Tìm hiểu phát thải khí nhà kính ngành cơ khí

Ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và công...

Khí nhà kính trong Giao thông vận tải – Thực trạng và giải pháp

Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những ngành tác động lớn vào lượng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá