Khí thải nhà kính từ bệnh viện là một vấn đề ít được đề cập nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến biến đổi khí hậu. Các hoạt động y tế gây ra lượng lớn khí thải, góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính. Trong bài viết này, hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu các nguồn phát thải, tác động và các giải pháp giảm thiểu khí nhà kính trong bệnh viện.
Giới thiệu về khí thải nhà kính từ bệnh viện
Khí thải nhà kính (GHG – Greenhouse Gas) là các loại khí trong khí quyển hấp thụ và phát xạ lại bức xạ nhiệt, dẫn đến hiệu ứng nhà kính và làm ấm bề mặt Trái Đất, duy trì cho nhiệt độ hành tinh ổn định. Trong bối cảnh ngày nay, các bệnh viện và cơ sở y tế, với hoạt động liên tục và tiêu thụ năng lượng lớn, trở thành nguồn phát thải GHG đáng kể.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành y tế toàn cầu chiếm khoảng 4,6% tổng lượng phát thải khí nhà kính, tương đương với lượng phát thải của một quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới nếu coi ngành y tế là một quốc gia độc lập.Các hoạt động như sử dụng thiết bị y tế, hệ thống sưởi ấm, làm mát, xử lý chất thải và sử dụng các loại thuốc…đều trở thành nguồn phát thải khí nhà kính từ bệnh viện.
Nguồn gốc khí thải nhà kính từ bệnh viện
1. Hệ thống sưởi và làm mát
Bệnh viện cần duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định để đảm bảo môi trường an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Việc sử dụng hệ thống sưởi ấm và làm mát tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến phát thải CO2. Đồng thời hệ thống làm lạnh cũng gắn liền với nguy cơ thải ra các loại khí môi chất làm lạnh có chứa Flour. Vì vậy, đối với một bệnh viên, hệ thống sưởi và làm mát được coi là nguồn phát khí thải nhà kính từ bệnh viện quanh năm.
2. Thiết bị y tế
Nhiều thiết bị y tế hiện đại tiêu thụ năng lượng lớn và sử dụng các chất làm lạnh có tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính cao, như Hydrofluorocarbon (HFC). Việc bảo trì và thay thế các thiết bị này cũng tạo ra lượng khí thải đáng kể. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị y tế dùng một lần dẫn đến tăng lượng chất thải, góp phần vào phát thải GHG trong quá trình sản xuất và xử lý.
Chất thải y tế
Chất thải y tế, đặc biệt là chất thải nguy hại, cần được xử lý đặc biệt, thường thông qua việc đốt cháy hoặc tiêu hủy bằng dung chất chuyên dụng dẫn đến phát thải các khí độc hại và các khí nhà kính như CO2, CO, NO2…. Việc quản lý không hiệu quả chất thải y tế có thể dẫn đến phát thải khí Methane (CH4) từ bãi chôn lấp, một loại khí nhà kính có tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp nhiều lần so với CO2.
Tác động của khí thải nhà kính từ bệnh viện
1. Đối với môi trường
Phát thải khí nhà kính từ các bệnh viện tác động đáng kể vào biến đổi khí hậu, kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng. Lượng CO2, CH4, N2O và các khí ô nhiễm khác phát sinh từ hoạt động của bệnh viện làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Điều này làm thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão mạnh hơn, hạn hán kéo dài, sóng nhiệt nghiêm trọng và lũ lụt, đe dọa đến đời sống con người và các hệ sinh thái tự nhiên.
Khí thải nhà kính từ bệnh viện tác động làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu, khiến băng tan nhanh hơn, gây nước biển dâng, đe dọa các khu vực ven biển và đảo nhỏ. Hệ quả là hàng triệu người có nguy cơ mất nhà cửa, mất đất nông nghiệp và nguồn nước sạch. Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu còn làm thay đổi điều kiện sống của nhiều loài động, thực vật, có thể đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của các loài không kịp thích nghi.
Ngoài ra, quá trình xử lý chất thải y tế – nếu không được thực hiện đúng cách – có thể phát thải nhiều chất ô nhiễm nguy hiểm vào môi trường. Việc đốt chất thải y tế có thể tạo ra những hợp chất độc hại gây ô nhiễm không khí, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh nghiêm trọng khác cho cộng đồng xung quanh. Chất thải y tế lỏng chưa qua xử lý khi thải ra môi trường có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh và sức khỏe con người.
2. Đối với sức khỏe con người
Khí thải nhà kính từ bệnh viện làm gia tăng tác động đến biến đổi khí hậu, từ đó có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người. Các bệnh liên quan đến nhiệt độ cao, như sốc nhiệt, và sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm do thay đổi môi trường sống của vector truyền bệnh là những ví dụ cụ thể. Ngoài ra, ô nhiễm không khí từ các hoạt động của bệnh viện có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp và tim mạch. Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm cũng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sự thay đổi của điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống của các tác nhân truyền bệnh như muỗi, bọ chét, chuột… dẫn đến sự gia tăng của nhiều bệnh truyền nhiễm. Chẳng hạn, muỗi mang mầm bệnh sốt rét, sốt xuất huyết có thể mở rộng phạm vi đến những khu vực khác do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thay đổi. Điều này đặt ra nguy cơ cao hơn về dịch bệnh, làm gia tăng gánh nặng lên hệ thống y tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Giải pháp giảm thiểu khí thải nhà kính từ bệnh viện
Các cơ sở y tế nên chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, tái tạo như năng lượng mặt trời, gió hoặc sinh khối để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Đây có thể là một trong các can thiệp lớn nhất mà các bệnh viện có thể làm, không chỉ để giảm phát thải mà còn cải thiện kết quả dịch vụ y tế. Ví dụ, việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái bệnh viện có thể cung cấp một phần đáng kể nhu cầu điện năng. Bệnh viện Arrixaca ở Tây Ban Nha đã lắp đặt 3.000 tấm pin mặt trời, cung cấp khoảng 10% nhu cầu điện năng hàng tháng và giảm phát thải khoảng 400 tấn CO2 mỗi năm.
Ngoài ra, việc tái sử dụng thiết bị y tế và đồ bảo hộ lao động theo quy định có thể vừa an toàn vừa hiệu quả kinh tế. Bằng cách tái sử dụng, tái chế, các cơ sở y tế có thể giảm chất thải và giảm phát thải Carbon mà không gây mất an toàn cho bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin hữu ích về khí thải nhà kính từ bệnh viện. Hy vọng các bạn có thể hiểu được sự nghiêm trọng của mối nguy hại và có trách nhiệm hơn trong việc kiểm soát lượng khí phát thải của các bệnh viện. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về khí thải nhà kính từ bệnh viện, vui lòng liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin công ty Intercert Việt Nam
Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0969.555.610
Email: sales@intercertvietnam.com