SỔ TAY CHẤT LƯỢNG ISO 22000- MẪU SỔ TAY ISO 22000:2018

Sổ tay chất lượng ISO 22000 là một tài liệu quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) hiệu quả. Vậy sổ tay chất lượng ISO 22000 là gì và tại sao sổ tay chất lượng ISO 22000 lại quan trọng. Hãy đọc bài viết dưới đây của Intercert Việt Nam để tìm kiếm câu trả lời.

Sổ tay chất lượng ISO 22000 là gì?

Sổ tay chất lượng ISO 22000 là một tài liệu cần thiết trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò như một cuốn cẩm nang, cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về cách thức doanh nghiệp vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Mục đích của sổ tay chất lượng ISO 22000 là gì?

  • Hướng dẫn hoạt động: Sổ tay chất lượng ISO 22000 cung cấp các hướng dẫn chi tiết cho nhân viên về cách thực hiện các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm, từ việc phân tích mối nguy tiềm ẩn đến việc báo cáo sự cố môi trường.
  • Ghi lại thông tin: Sổ tay chất lượng ISO 22000 ghi lại tất cả các quy trình, chính sách, thủ tục và hồ sơ liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp dễ dàng truy cập và tham khảo.
  • Minh chứng cho sự tuân thủ: Sổ tay chất lượng ISO 22000 là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đã thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.
  • Cung cấp thông tin cho bên ngoài: Sổ tay chất lượng ISO 22000 có thể được sử dụng để cung cấp thông tin cho các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lý.

Tầm quan trọng của sổ tay chất lượng ISO 22000

  • Hướng dẫn chi tiết và thống nhất: Sổ tay chất lượng ISO 22000 chứa đựng tất cả các thông tin cần thiết về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, từ chính sách đến quy trình thực hiện. Nhờ đó, mọi hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm đều được thực hiện theo một quy trình thống nhất, tránh sự chồng chéo và sai sót. Hơn nữa, nhân viên cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết khi thực hiện công việc, đảm bảo mọi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
  • Cơ sở cho đánh giá và cải tiến: Sổ tay chất lượng là tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả của hệ thống FSMS. Thông qua việc so sánh kết quả thực tế với các yêu cầu trong sổ tay, doanh nghiệp có thể xác định được những điểm yếu cần cải thiện. Qua đó, đưa ra các giải pháp cải tiến hiệu quả để nâng cao hiệu suất hệ thống.
  • Bằng chứng về sự tuân thủ: Sổ tay chất lượng ISO 22000 là bằng chứng cụ thể cho thấy doanh nghiệp đã thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Bên cạnh đó, trong quá trình đánh giá chứng nhận, sổ tay chất lượng ISO 22000 sẽ được kiểm tra nhằm đảm bảo rằng hệ thống FSMS của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Sổ tay chất lượng ISO 22000 giúp doanh nghiệp xác định và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Khi có một hệ thống FSMS tốt và được thể hiện rõ ràng trong sổ tay, doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng.
  • Thuận tiện cho việc đào tạo: Sổ tay chất lượng ISO 22000 cũng là một công cụ hữu ích để đào tạo nhân viên về hệ thống FSMS. Thông qua sổ tay, nhân viên sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn thực phẩm và vai trò của mình trong việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Sổ tay chất lượng ISO 22000 bao gồm những gì? 

  • Giới thiệu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS): Phần này mô tả mục đích, phạm vi và các cam kết của tổ chức đối với việc thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000.
  • Chính sách an toàn thực phẩm: Mô tả chính sách của tổ chức về an toàn thực phẩm, bao gồm cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp lý, cải tiến liên tục và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • Phạm vi áp dụng của hệ thống FSMS: Đưa ra các ranh giới, điều kiện và các khu vực mà hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng trong tổ chức.
  • Cấu trúc tổ chức và phân công trách nhiệm: Mô tả cấu trúc tổ chức và phân công trách nhiệm của các bộ phận và nhân viên trong việc duy trì và thực hiện các yêu cầu của ISO 22000. Điều này bao gồm cả vai trò của ban lãnh đạo và các cá nhân liên quan đến các quy trình an toàn thực phẩm.
  • Quy trình và thủ tục: Các quy trình chính trong hệ thống FSMS, bao gồm quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro, kiểm soát các mối nguy hiểm,..
  • Quản lý tài liệu và hồ sơ: Hướng dẫn về cách tổ chức tài liệu và hồ sơ liên quan đến FSMS, bao gồm các tài liệu quy trình, báo cáo đánh giá, biên bản kiểm tra, và các hồ sơ cần thiết để chứng minh sự tuân thủ hệ thống.
  • Yêu cầu về nguồn lực và đào tạo: Đảm bảo tổ chức cung cấp đủ nguồn lực (nhân sự, thiết bị, công cụ) và tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên để thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Đánh giá và cải tiến hệ thống: Mô tả quy trình đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm các cuộc kiểm tra định kỳ, đánh giá nội bộ và quy trình xử lý các không phù hợp, cải tiến liên tục.
  • Kế hoạch hành động khẩn cấp: Hướng dẫn về các biện pháp xử lý khẩn cấp trong trường hợp xảy ra sự cố an toàn thực phẩm, chẳng hạn như sự cố ô nhiễm thực phẩm hoặc nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
  • Các tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu liên quan khác như thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu,..

Ví dụ về mẫu sổ tay ISO 22000:2018 

Chương I: Giới thiệu về công ty

  • Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, website…
  • Lĩnh vực hoạt động chính
  • Quy mô doanh nghiệp
  • Sơ đồ tổ chức

Chương II: Phạm vi áp dụng 

  • Các hoạt động sản xuất, kinh doanh được áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Các địa điểm áp dụng

Chương III: Định nghĩa và các từ viết tắt

Định nghĩa

  • Điểm kiểm soát tới hạn: Là bước trong quá trình mà tại đó áp dụng các biện pháp kiểm soát để ngăn ngừa hoặc giảm mối nguy đáng kể về an toàn thực phẩm đến mức chấp nhận được và xác định được giới hạn tới hạn việc đo lường có thể dẫn đến áp dụng sự khắc phục.
  • Lưu đồ: Là sự thể hiện có hệ thống dưới dạng biểu đồ trình tự và mối tương quan giữa các bước trong quá trình.
  • An toàn thực phẩm: Là việc đảm bảo rằng thực phẩm sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng khi được chế biến và/hoặc tiêu thụ theo đúng mục đích sử dụng dự kiến.

Các từ viết tắt

  • FSMS: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • CCP: Điểm kiểm soát tới hạn 
  • PRP: Chương trình vận hành tiên quyết 
  • TT: Thủ tục
  • CS: Chính sách
  • BM: Biểu mẫu
  • HD: Hướng dẫn
  • GĐ: Giám đốc
  • CBCNV: Cán bộ công nhân viên
  • HS: Hồ sơ
  • TL: Tài liệu
  • ..

Chương IV: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2018

  • Hệ thống tài liệu liên quan đến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Danh mục các quy trình trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
  • Bối cảnh của tổ chức
  • Lãnh đạo
  • Hoạch định 
  • Hỗ trợ
  • Thực hiện 
  • Đánh giá kết quả thực hiện
  • Cải tiến Hệ thống FSMS

Lưu ý: Mẫu sổ tay chất lượng ISO 22000:2018 trên chỉ mang tính tham khảo. Nội dung cụ thể của sổ tay sẽ phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề và đặc thù hoạt động của từng doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần điều chỉnh và bổ sung thông tin cho phù hợp với thực tế của mình.

Một số lưu ý khi xây dựng sổ tay chất lượng ISO 22000:2018

  • Hiểu rõ tiêu chuẩn ISO 22000: Tổ chức cần đọc kỹ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 trước khi xây dựng sổ tay để đảm bảo rằng sổ tay bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết.
  • Xác định phạm vi áp dụng: Tổ chức phải xác định rõ ràng các hoạt động, quá trình và địa điểm mà hệ thống FSMS áp dụng. Phạm vi áp dụng có thể được điều chỉnh theo thời gian khi tổ chức mở rộng hoặc thay đổi hoạt động.
  • Tham khảo ý kiến của các bên liên quan: Tổ chức nên thu thập ý kiến của nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất để đảm bảo sổ tay phản ánh thực tế công việc. Bên cạnh đó tổ chức có thể tham khảo ý kiến của khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng để hiểu rõ hơn về kỳ vọng của họ đối với hệ thống FSMS của tổ chức.
  • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: Việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu giúp mọi người trong tổ chức đều có thể hiểu được nội dung trong sổ tay chất lượng ISO 22000:2018.
  • Cập nhật thường xuyên: Tổ chức nên theo dõi các thay đổi trong quy định pháp luật, công nghệ và hoạt động của tổ chức để cập nhập thông tin trong sổ tay nhằm đảm bảo thông tin luôn mới nhất và luôn chính xác.
  • Đào tạo cho nhân viên: Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo để giúp nhân viên hiểu rõ nội dung của sổ tay và cách áp dụng vào thực tế công việc.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, tổ chức đã phần nào nắm được nội dung liên quan đến sổ tay chất lượng ISO 22000. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới việc xây dựng sổ tay chất lượng ISO 22000, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam

  • Điện thoại: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

TOP 5 BIỆN PHÁP GIẢM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH HIỆU QUẢ NHẤT 

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế...

HỌC CHỨNG CHỈ HACCP Ở ĐÂU CHẤT LƯỢNG? TẠI SAO NÊN CHỌN INTERCERT VIỆT NAM?

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm...

BÀI TẬP ISO 22000 – CÁC DẠNG BÀI CHÍNH

Bài tập ISO 22000 là các bài kiểm tra hoặc tình huống thực tế được...

ĐÁNH GIÁ NHÀ XƯỞNG THEO ISO 22000 – TẦM QUAN TRỌNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN 

Trong ngành thực phẩm, việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một yếu tố...

NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG CÔNG NGHIỆP

Trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu,...

BIỂU MẪU HACCP LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BIỂU MẪU

Hiện nay nhiều tổ chức/doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống quản lý an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá