FSSC 22000 VÀ ISO 22000: SỰ SO SÁNH CHI TIẾT GIỮA HAI TIÊU CHUẨN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhu cầu an toàn thực phẩm ngày càng cao, việc các doanh nghiệp triển khai chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm là điểu tất yếu. Hai tiêu chuẩn tiêu biểu được biết đến trong ngành thực phẩm là ISO 22000FSSC 22000. Mặc dù cả hai tiêu chuẩn này đều nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, nhưng chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về sự tương đồng và khác biệt giữa FSSC 22000 và ISO 22000, từ đó giúp các tổ chức lựa chọn tiêu chuẩn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Khái quát tiêu chuẩn FSSC 22000 và ISO 22000

1. Tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này kết hợp các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) cùng với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

ISO 22000 không chỉ phù hợp với các công ty chế biến thực phẩm mà còn có thể áp dụng cho các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà vận chuyển, kho vận, và các dịch vụ liên quan đến thực phẩm.

2. Tiêu chuẩn FSSC 22000

FSSC 22000 (Food Safety System Certification 22000) là chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn thực phẩm được tổ chức GFSI (Global Food Safety Initiative – Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) công nhận. FSSC 22000 nhằm mục đích đảm bảo tính tuân thủ và công nhận quốc tế. Tiêu chuẩn này thường được yêu cầu bởi các nhà bán lẻ lớn và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các yếu tố nổi bật của FSSC 22000 bao gồm:

  • Sự kết hợp giữa ISO 22000 và các yêu cầu kỹ thuật bổ sung: Nền tảng để xây dựng tiêu chuẩn FSSC 22000 là sự kết hợp hài hòa giữa tiêu chuẩn ISO 22000 cùng tiêu chuẩn kỹ thuật ISO/TS 22002-1 (các yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cụ thể đối với các ngành công nghiệp thực phẩm) và các yêu cầu bổ sung khác.
  • Chứng nhận và công nhận toàn cầu: FSSC 22000 được công nhận bởi GFSI, một tổ chức có ảnh hưởng toàn cầu trong ngành thực phẩm.
  • Phạm vi rộng: FSSC 22000 không chỉ dành cho các công ty sản xuất thực phẩm mà còn cho các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm phụ trợ và các đối tác trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Điểm chung của FSSC 22000 và ISO 22000

FSSC 22000 và ISO 22000 có nhiều điểm chung quan trọng. Dưới đây là một số điểm chung chính:

  • Mục tiêu: Cả FSSC 22000 và ISO 22000 đều hướng đến việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, giúp doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy, đảm bảo sản phẩm an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật. Việc áp dụng tiêu chuẩn còn nâng cao uy tín doanh nghiệp và mở rộng cơ hội thị trường.
  • Phạm vi áp dụng: Cả hai tiêu chuẩn phù hợp với mọi loại hình tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến đến phân phối. Chúng linh hoạt với mọi quy mô doanh nghiệp, giúp duy trì chuỗi cung ứng an toàn và hiệu quả.
  • Cấu trúc tiêu chuẩn: Được xây dựng theo cấu trúc cấp cao (HLS), cả hai tiêu chuẩn dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001, giảm thiểu sự trùng lặp và tăng hiệu quả quản lý.
  • Hiệu lực chứng nhận: Cả ISO 22000 và FSSC 22000  đều có chứng chỉ hiệu lực 3 năm. Doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc đánh giá giám sát định kỳ hàng năm để đảm bảo hệ thống vận hành liên tục và cải tiến hiệu quả.

Sự khác biệt giữa FSSC 22000 và ISO 22000

Mặc dù có nhiều điểm chung, nhưng giữa FSSC 22000 và ISO 22000 vẫn có một số khác biệt quan trọng. Các khác biệt này chủ yếu liên quan đến phạm vi áp dụng, yêu cầu bổ sung, và khả năng công nhận toàn cầu. Dưới đây là một số sự khác biệt chính:

Tiêu chí

ISO 22000 FSSC 22000
Nguồn gốc và công nhận Được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Được xây dựng bởi Tổ chức Chứng nhận Hệ thống An toàn Thực phẩm (FSSC) và được GFSI công nhận.
Chương trình tiên quyết (PRPs) Yêu cầu thiết lập PRPs nhưng không cung cấp hướng dẫn chi tiết cho từng ngành. Yêu cầu áp dụng PRPs theo các tiêu chuẩn cụ thể như ISO/TS 22002-1, phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
Yêu cầu bổ sung Không có yêu cầu bổ sung ngoài các nguyên tắc HACCP và quản lý an toàn thực phẩm. Bao gồm yêu cầu bổ sung về phòng chống gian lận thực phẩm, bảo vệ thực phẩm, và quản lý chuỗi cung ứng để tăng cường an ninh thực phẩm.
Thời gian xây dựng Thời gian áp dụng và xây dựng tương đối ngắn. Do tiêu chuẩn phức tạp và rộng hơn nên thời gian áp dụng cho tiêu chuẩn cũng lâu hơn
Hình thức đánh giá giám sát Các cuộc đánh giá giám sát của ISO 22000 thường sẽ được thông báo trước cho doanh nghiệp Các cuộc đánh giá giám sat sát của FSSC 22000 thì mang tính đột xuất, không thông báo 

 

Mối quan hệ giữa ISO 22000 và FSSC 22000

ISO 22000 và FSSC 22000 có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó FSSC 22000 được xây dựng dựa trên nền tảng của ISO 22000, sử dụng toàn bộ các yêu cầu cốt lõi của tiêu chuẩn này làm khung hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000 tập trung vào việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả, dựa trên các nguyên tắc HACCP, quản lý rủi ro và cải tiến liên tục. Trong khi đó, FSSC 22000 kế thừa những nội dung này và mở rộng thêm các yêu cầu cụ thể như chương trình tiên quyết (PRPs) chi tiết hơn theo từng ngành (ví dụ: ISO/TS 22002-1), cùng với các yếu tố mới như phòng chống gian lận thực phẩm, bảo vệ thực phẩm  và quản lý chuỗi cung ứng.

FSSC 22000 được phát triển để đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt của GFSI (Global Food Safety Initiative), mang lại giá trị lớn hơn trong việc tạo dựng lòng tin từ các đối tác quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Các doanh nghiệp đã áp dụng ISO 22000 có thể dễ dàng nâng cấp lên FSSC 22000 mà không cần thay đổi hoàn toàn hệ thống, bởi sự tương thích cao giữa hai tiêu chuẩn. Nhờ mối quan hệ bổ trợ này, FSSC 22000 trở thành lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu, trong khi ISO 22000 vẫn là giải pháp quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với nhiều quy mô và loại hình tổ chức. 

Cả ISO 22000 và FSSC 22000 đều là những tiêu chuẩn quan trọng trong ngành an toàn thực phẩm, và đều giúp các tổ chức duy trì các quy trình an toàn thực phẩm chặt chẽ. Tuy nhiên, FSSC 22000 được xây dựng dựa trên ISO 22000 và bổ sung các yêu cầu nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc lựa chọn giữa FSSC 22000 và ISO 22000 sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của tổ chức, phạm vi hoạt động và các yêu cầu chứng nhận quốc tế. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về tiêu chuẩn ISO 22000 và FSSC 22000 vui lòng liên hệ Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất 

Thông tin công ty Intercert Việt Nam

  • Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

ISO 9001:2015 – ĐIỀU KHOẢN 9.1: THEO DÕI, ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ QMS

Trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Điều khoản 9.1 đề cập tới nội dung về theo...

DIỄN GIẢI ĐIỀU KHOẢN 10.2 ISO 9001: SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

ISO 9001 cung cấp khuôn khổ toàn diện để đảm bảo chất lượng sản phẩm,...

DIỄN GIẢI ĐIỀU KHOẢN 8.6 ISO 9001: THÔNG QUA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Điều khoản 8.6 ISO 9001:2015: “Thông qua sản phẩm và dịch vụ” đóng vai trò...

TƯ DUY DỰA TRÊN RỦI RO TRONG ISO 9001:2015

Một trong những cải tiến của phiên bản ISO 9001:2015 là tư duy dựa trên...

Bảng tổng hợp kế hoạch HACCP – Hướng dẫn xây dựng

Việc lập kế hoạch HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiến hành xây dựng...

LỢI ÍCH CỦA ISO 22000 MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG LÀ GÌ?

Hiện nay, các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

Tải bảng giá