ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này cung cấp một khung khổ toàn diện để giúp doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về an toàn thực phẩm và xây dựng niềm tin với khách hàng. Trong bài viết dưới đây, Intercert Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết các câu hỏi về ISO 22000 thường gặp để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này.
Câu hỏi 1: ISO 22000 là gì?
Trả lời: ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức ISO phát hành nhằm xác định các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này phù hợp với mọi tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ, nhằm đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Câu hỏi 2: ISO 22000 khác gì so với HACCP?
Trả lời: ISO 22000 bao gồm các nguyên tắc của HACCP nhưng đặt ra yêu cầu rộng hơn bằng cách tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý ISO 9001. Điều này đảm bảo rằng tổ chức không chỉ quản lý rủi ro an toàn thực phẩm mà còn duy trì một hệ thống quản lý hiệu quả.
Câu hỏi 3: ISO 22000 áp dụng cho những đối tượng nào?
Trả lời: ISO 22000 phù hợp với tất cả các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm, bao gồm:
- Nhà sản xuất thực phẩm: Nhà máy chế biến, đóng gói,..
- Nhà cung cấp nguyên liệu: Nguyên liệu thô, gia vị, phụ gia,…
- Nhà cung cấp dịch vụ: Vận chuyển, lưu trữ, phân phối thực phẩm,…
- Nhà bán lẻ: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
- Nhà hàng, khách sạn: Cung cấp dịch vụ ăn uống,…
Câu hỏi 4: Các điều khoản của ISO 22000 là gì?
Trả lời: ISO 22000 sử dụng cấu trúc bậc cao HLS (High-Level Structure) được thể hiện qua 10 điều khoản:
- Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
- Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
- Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
- Điều khoản 6: Hoạch định
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Thực hiện
- Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
- Điều khoản 10: Cải tiến
Câu hỏi 5: Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 22000 có mấy phiên bản?
Trả lời: Tính đến nay, ISO 22000 đã có 2 phiên bản. Phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 2005. Phiên bản thứ hai, cũng là phiên bản mới nhất được phát hành vào năm 2018. ISO 22000:2018 có nhiều điểm tiến bộ hơn so với phiên bản cũ như sử dụng cấu trúc bậc cao HLS, tiếp cận quản lý dựa trên các nguyên tắc rủi ro, sử dụng chu trình PDCA kép.
Câu hỏi 6: ISO 22000 có phải bắt buộc không?
Trả lời: ISO 22000 không phải là bắt buộc, nhưng việc áp dụng và có chứng nhận ISO 22000 mang lại lợi thế lớn trong việc nâng cao uy tín và mở rộng thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt có được lòng tin của khách hàng khi thực phẩm được đảm bảo an toàn vệ sinh.
Câu hỏi 7: Làm thế nào để tích hợp ISO 22000 với các tiêu chuẩn khác?
Trả lời: ISO 22000 được thiết kế dựa trên cấu trúc cấp cao HLS (High-Level Structure) nên giúp dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn khác như:
- ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng.
- ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường.
- ISO 45001: Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- …
Câu hỏi 8: ISO 22000 có giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không?
Trả lời: Có, ISO 22000 giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thông qua:
- Giảm thiểu rủi ro về an toàn thực phẩm.
- Hạn chế các trường hợp thu hồi sản phẩm hoặc bị phạt do vi phạm.
- Tối ưu hóa quy trình, giảm lãng phí trong sản xuất.
- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực nhờ hệ thống quản lý chặt chẽ.
Câu hỏi 9: PRP và CCP trong ISO 22000 là gì?
Trả lời:
- PRP (Pre-Requisite Program) là các điều kiện và các hoạt động cơ bản cần thiết trong tổ chức và trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để duy trì an toàn thực phẩm như kiểm soát nhiệt độ, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn.
- CCP (Critical Control Point) là điểm kiểm soát tới hạn, nơi mối nguy phải được kiểm soát hoàn toàn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Câu hỏi 10: Các bước chính để đạt chứng nhận ISO 22000 là gì?
Trả lời: Để đạt được chứng nhận ISO 22000, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm có thể tham khảo và áp dụng các bước sau:
- Bước 1: Hiểu tiêu chuẩn: Nghiên cứu các yêu cầu của ISO 22000.
- Bước 2: Đánh giá hiện trạng: Xem xét hệ thống hiện tại của tổ chức.
- Bước 3: Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Tài liệu hóa các quy trình và hướng dẫn.
- Bước 4: Đào tạo nhân viên: Đảm bảo mọi người hiểu và thực hiện đúng hệ thống.
- Bước 5: Thực hiện và giám sát: Áp dụng hệ thống và theo dõi hiệu quả.
- Bước 6: Kiểm tra nội bộ: Đánh giá sự phù hợp và sẵn sàng của hệ thống.
- Bước 7: Chứng nhận: Mời tổ chức chứng nhận đến đánh giá và cấp chứng nhận.
Trên đây là nội dung bài viết các câu hỏi về ISO 22000 cũng như những giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có vấn đề nào thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ, hãy liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com