Tiêu chuẩn BIS theo Chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ

Hiện nay xu hướng Xuất khẩu hàng hóa sang các nước có thị trường tiềm năng và dân số đông là khá nhiều. Ấn Độ là một thị trường như vậy. Hiện nay tiêu chuẩn BIS là tiêu chuẩn chính được Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ (gọi tắt là BIS) để quản lý các hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ. Bài viết này Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về bộ tiêu chuẩn BIS – Chương trình chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ


 TIÊU CHUẨN BIS LÀ GÌ ?

Tiêu chuẩn BIS là một trong những Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Ấn Độ. BIS viết tắt của cụm từ “Bureau of Indian Standards” hay Cục tiêu chuẩn Ấn Độ. Đây là cơ quan được thành lập theo đạo luật BIS 2016 nhằm phát triển tổng thể và hài hòa các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, nhãn mác và chứng nhận chất lượng hàng hóa cùng các vấn đề có liên quan của Ấn Độ.
tiêu chuẩn BIS
tiêu chuẩn BIS
Mục tiêu ra đời của bộ tiêu chuẩn BIS chính là xây dựng cũng như duy trì tối đa các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng, độ an toàn cũng như tuân thủ tốt việc sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ.
Tiêu chuẩn BIS chính là chịu trách nhiệm phát triển cũng như quản lý tiêu chuẩn Quốc gia nhằm đảm bảo tốt chất lượng, độ an toàn cũng như tuân thủ trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm và dịch vụ hiệu quả.

CHỨNG NHẬN BIS LÀ GÌ?

Chứng nhận BIS là loại giấy chứng nhận được cấp do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ cấp. Đây chính là một trong số những hệ thống chứng nhận lớn nhất trên thế giới với hơn 26500 giấy phép đã được cấp cho hơn 900 sản phẩm hiện nay. Trong chương trình chứng nhận BIS cũng sẽ có vận hành một trong những chương trình chứng nhận cho các nhà sản xuất nước ngoài. Theo đó thì các nhà sản xuất ở nước ngoài có thể được cấp giấy phép cho tiến hành sử dụng con dấu BIS. 

Với chứng nhận BIS này đảm bảo chất lượng, độ an toàn và độ tin cậy của sản phẩm theo Tiêu chuẩn Ấn Độ (IS).

SẢN PHẨM NÀO CẦN ÁP DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BIS

Bộ tiêu chuẩn BIS hiện nay đã được áp dụng cho nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước muốn xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ. Với danh sách này có bao gồm nhiều phạm vi với nhiều loại mặt hàng khác nhau như: hóa chất, đồ chơi, thép, giầy dép, lốp xe, sợi tổng hợp… Cụ thể, các sản phẩm phải chứng có chứng nhận BIS để được phân phối tại thị trường Ấn Độ bao gồm chi tiết:

  • Thực phẩm và Đồ uống: Bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo và thực phẩm khác.
  • Ô tô và Phụ tùng: Ô tô, xe máy, và các phụ tùng liên quan.
  • Thiết bị y tế: Thiết bị y tế và dụng cụ y tế.
  • Điện tử và Điện gia dụng: Bao gồm các sản phẩm điện tử như tủ lạnh, máy giặt, Ổ điện, tivi, máy lạnh, tủ lạnh, vv
  • Kim loại và Kim loại quý: Vật liệu kim loại, trang sức và đồ trang sức kim loại quý.
  • Vật liệu và vật tư xây dựng: sắt, thép, sơn, vật liệu xây dựng và các sản phẩm có liên quan.
  • Hóa chất và Dược phẩm: Bao gồm các loại sản phẩm hóa chất, phân bón, dược phẩm vv.
  • Dụng cụ nước và vệ sinh môi trường: Bình nước, ống dẫn nước, và các sản phẩm vệ sinh môi trường.
  • Hàng tiêu dùng và đồ chơi: Đồ chơi trẻ em, sản phẩm vệ sinh cá nhân, và các sản phẩm tiêu dùng khác.
  • …..

tiêu chuẩn BIS

2 CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM CHÍNH CỦA BIS

Hiện nay chương trình chứng nhận BIS bao gồm có 2 chương trình con khác nhau là chương trình đăng ký nhãn hiệu ISI và chương trình đăng kí bắt buộc CRS.
  • Chương trình BIS số 1 (Scheme-I): Chương trình đăng ký nhãn hiệu ISI

Theo chương trình chứng nhận BIS Scheme-I sẽ được Cục Chứng nhận (FMCD) cấp chứng nhận BIS ISI cho các nhà sản xuất nước ngoài. Ngay từ năm 2000 cơ quan này chịu trách nhiệm cấp chứng nhận BIS tuân thủ các quy định của FMCS sẽ được đánh dấu bằng logo ISI. “Dấu chuẩn BIS” hoặc “Dấu ISI” theo Sơ đồ Dấu ISI I.
Đây là một chứng nhận đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Những sản phẩm được áp dụng bao gồm các sản phẩm điện gia dụng, hóa chất, thép, thủy tinh, xi măng, …
  • Chương trình BIS số 2 (Scheme-II): Chương trình đăng ký bắt buộc(CRS)

Chương trình thứ 2 của chứng nhận BIS đó chính là hương trình đăng ký bắt buộc(CRS). Chương trình này có đưa ra 15 danh mục sản phẩm. Theo đó khi sản phẩm đạt đủ các quy định do Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin (MEITY) công bố đều có thể đăng ký BIS.
Chứng nhận BIS-CRS sẽ tiến hành bao gồm các sản phẩm nằm trong danh mục công nghệ thông tin và điện tử hay chiếu sáng. Tuy nhiên danh mục sản phẩm cần phải đăng ký liên tục được mở rộng. Điều này khiến đang ký BIS-CRS trở thành một trong những đăng ký quan trọng và phổ biến nhất tại Ấn Độ.

TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẤN ĐỘ ỦY QUYỀN (AIR)

Trong bộ tiêu chuẩn BIS thì bạn sẽ bắt gặp cụm từ AIR. Đây là người ủy quyền Ấn Độ đánh giá sự phù họp theo bộ tiêu chuẩn BIS. Đây cần phải là một người Ấn Độ và chỉ đại diện cho một công ty sản xuất, không đại diện cho (các) nhà sản xuất nước ngoài khác theo các chương trình Đánh giá sự phù hợp của BIS.

Đối với vị trí AIR, thì các yêu cầu cần phải đáp ứng là tốt nghiệp theo trình độ chuyên môn và hiểu rõ các điều khoản của Đạo luật BIS năm 2016 cùng với các quy tắc, quy định liên quan. Họ không được có bất kỳ xung đột lợi ích nào liên quan đến vai trò của mình với việc thử nghiệm (các) mẫu trong phòng thí nghiệm của bên thứ ba.

tiêu chuẩn BIS

Ngoài ra, AIR phải tuân thủ các Đạo luật, Quy tắc, Quy định, Điều khoản & Điều kiện được quy định trong Giấy phép, Thỏa thuận, Cam kết của BIS, v.v. được thực hiện bởi hoặc thay mặt cho nhà sản xuất nước ngoài có liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động.
Các nhiệm vụ của AIR thường bao gồm:
  • Là người nhận chứng chỉ
  • Là người tiến hahf nộp đơn đăng ký
  • Truyền và nhận các tài liệu gốc được ký kết
  • Phối hợp với phòng thí nghiệm kiểm tra

QUY TRÌNH ĐỂ CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC GIẤY CHỨNG NHẬN BIS 

Để có thể áp dụng đúng quy trình chứng nhận BIS các Doanh nghiệp cần tiến hành áp dụng theo các quy trình bài bản như sau:

  • Bước 1: Tiến hành hoàn thiện hồ sơ cũng nhu nộp đầy đủ bộ tài liệu hồ sơ đăng ký chứng nhận với BIS Ấn Độ cũng như nộp lệ phí.
  • Bước 2: Tổ chức BIS lúc này tiến hành thẩm định hồ sơ của Doanh nghiệp. Họ cũng sẽ tư vấn và đua ra được những phản hồi về tính đầy đủ cũng như loại chứng nhận phải làm.
  • Bước 3: BIS thành lập đoàn kiểm tra, yêu cầu thanh toán phí và qua Việt Nam thẩm tra trực tiếp tại Nhà máy sản xuất (chỉ bắt buộc với chương trình chứng nhận BIS ISI, còn BIS CRS không phải sang đánh giá nhà máy).
  • Bước 4: Doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu và gửi mẫu tới phòng thử nghiệm được BIS phê duyệt.
  • Bước 5: Kết quả đánh giá hồ sơ/đánh giá nhà máy và kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu BIS thẩm tra hồ sơ, yêu cầu nộp phí thẩm định.
  • Bước 6: BIS cấp Giấy chứng nhận và số đăng ký BIS
  • Bước 7: Mở tài khoản ngân hàng để đặt khoản bảo lãnh 10.000 USD tại các ngân hàng có chi nhánh cả ở cả Việt Nam và Ấn Độ.

THỜI GIAN HOÀN THÀNH CHỨNG CHỈ BIS 

Bộ tiêu chuẩn BIS này khi doanh nghiệp áp dụng và có mong muốn nhận được chứng nhận BIS. Thông thường sẽ mất khoảng từ 5 đến 6 tháng kể tù ngày nộp hồ sơ đăng ký một cách đầy đủ cho BIS (không tính thời gian khắc phục các điểm không phù hợp).

Thời gian hiệu lực ban đầu của giấy phép là 1 năm. Giấy phép có thể được gia hạn thêm từ 1 đến 5 năm tùy theo nhu cầu của nhà máy. Phí gia hạn sẽ được tính dựa trên sản lượng xuất khẩu trong vòng 1 năm gần nhất.

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP SỞ HỮU CHỨNG NHẬN BIS CỦA ẤN ĐỘ

Việc tổ chức, Doanh nghiệp sở hữu được giấy chứng nhận BIS cũng sẽ giúp cho Doanh nghiệp đạt được những lợi ích thiết thực như:

  • Đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và an toàn do BIS đặt ra.
  • Đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của Chính phủ Ấn Độ, giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tránh các vấn đề pháp lý.
  • Chứng nhận BIS giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, nhờ vào uy tín của BIS, từ đó tăng doanh số bán hàng
  • Được phép phân phối và bán sản phẩm trên thị trường Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất Thế giới.
  • Nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường Quốc tế, dễ xuất khẩu sản phẩm đến các quốc gia yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn tương tự.

tiêu chuẩn BIS

HỒ SƠ ĐĂNG KÍ CHỨNG NHẬN BIS THEO CỤC TIÊU CHUẨN ẤN ĐỘ (BIS)

Hiện nay bộ tài liệu này được đăng kí giấy chứng nhận BIS theo FMCS của BIS này khá phức tạp nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe từ chính phủ Ấn Độ, Compliance đã tạo ra bộ hồ sơ song ngữ Anh – Việt để giúp nhà máy hoàn thành giấy phép và chứng chỉ BIS nhanh nhất, bao gồm:

STT Document Name
1 Bộ hồ sơ theo Cục tiêu chuẩn Ấn Độ – Document Checklist
2 Đơn đăng ký – Basic Information of Application
2.1 Danh sách chỉ tiêu thử nghiệm – Test method checklist
2.2 Phạm vi giấy phép – Scope of License_Designation list
3 Giấy ủy quyền đại diện kí giấy tờ BIS – BIS Authorization letter
4 Giấy phép Kinh doanh (tiếng Anh và tiếng Việt) – Business License (English & Vietnamese)
5 Danh sách máy móc thiết bị sản xuất – List of Production Machinery
6 Danh sách Nguyên vật liệu đầu vào – List of Raw Material
7 Kết quả thử nghiệm của Nguyên vật liệu đầu vào – Raw Material Test Certificate
8 Danh sách máy móc thiết bị phòng thử nghiệm – List of Test Equipment
9 Chứng nhận hiệu chuẩn của thiết bị thử nghiệm – Test Equipment Calibration Certificate
10 Lưu đồ sản xuất sản phẩm – Process Flow Chart
11 Sơ đồ bố trí Nhà máy – Factory Layout
12 Sơ đồ đường đi từ nhà máy đến Sân bay quốc tế gần nhất – Location Plan
13 Thông tin của Người vận hành phòng lab và kiểm tra chất lượng – Lab operating personnel information
14 Kết quả thử nghiệm thực hiện tại phòng lab của nhà máy và phòng lab thứ 3 – Factory in-house test report

 


DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHỨNG NHẬN BIS UY TÍN

Với tư cách là một trong những tổ chức chứng nhận hàng đầu tại Việt Nam, cùng phương châm: “Cùng Doanh Nghiệp vươn tầm Quốc Tế – Nâng vị thế Thương Hiệu Quốc Gia”, Intercert Việt Nam tự hào đã giúp hàng nghìn doanh nghiệp sở hữu các chứng chỉ hợp lệ, trong đó có chứng nhận BIS. Dịch vụ hỗ trợ chứng nhận BIS của Ấn Độ giúp hàng hóa của quý Doanh nghiệp có thể nhanh chóng được xuất hiện trong thị trường Ấn Độ. Intercert Việt Nam cam kết về chất lượng dịch vụ:

Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty chứng nhận ISO 9001:2015, trong đó Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có 15 năm kinh nghiệm trong việc chứng nhận cho doanh nghiệp các chứng chỉ quản lý, trong đó có ISO 9001:2015 ở trên 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn trong đào tạo, đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể về chứng chỉ, từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610
  • Email: sales@intercertvietnam.com

Trên đây là toàn bộ thông tin về Chứng nhận BIS theo Chương trình ISI & CRS & Scheme-X của Ấn Độ. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá