Hiện nay, các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm đều mong muốn nhận được chứng nhận ISO 22000 để tăng cường khả năng cạnh tranh và có nhiều cơ hội phát triển. Để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhanh chóng và hiệu quả theo tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các yêu cầu và điều khoản của ISO 22000. Trong bài viết này, hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về ISO 22000 và nội dung các điều khoản trong ISO 22000 phiên bản 2018.
ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS- Food Safety Management System). ISO 22000 được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Tiêu chuẩn này tập trung vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên việc đáp ứng và tuân thủ các yêu cầu về hệ thống quản lý, giúp thực phẩm sản xuất ra tránh được các rủi ro gây mất an toàn.
Mục đích của việc áp dụng ISO 22000 là giúp doanh nghiệp có thể đạt được các chính sách cùng mục tiêu đã đề ra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nói cách khác, áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được coi là một chiến lược mang tính định hướng và giúp điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp theo đúng hướng. Từ đó, đảm bảo sản phẩm được sản xuất an toàn và chất lượng đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
Tính đến thời điểm hiện tại, phiên bản mới nhất của ISO 22000 là ISO 22000:2018 đã được ban hành vào ngày 19/06/2018. Sự cập nhật này để phù hợp với những thay đổi trong ngành công nghiệp thực phẩm và cấu trúc tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9001:2015. Hiện tại đây là phiên bản duy nhất được áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ được đánh giá là có hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả, đảm bảo cung cấp các sản phẩm an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.
Nội dung các điều khoản của ISO 22000
ISO 22000 yêu cầu tổ chức chứng minh được khả năng kiểm soát các mối nguy để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn. Do đó, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm cần phải tìm hiểu về các điều khoản ISO 22000 trước khi áp dụng để có thể triển khai một cách tốt nhất. Như đã nói ở trên, hiện tại ISO 22000 đã có phiên bản mới năm 2018 nên nội dung các điều khoản ISO 22000 sẽ áp dụng theo cấu trúc của ISO 22000:2018 bao gồm mười điều khoản. Dưới đây là nội dung tóm tắt các điều khoản theo phiên bản ISO 22000 mới nhất:
Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng
Quy định rõ phạm vi áp dụng tiêu chuẩn, tập trung vào đảm bảo an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này là yêu cầu chung và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Trong đó bao gồm các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp: nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người thu hoạch các động vật và thực vật hoang dã, nông dân, nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn
Trong tiêu chuẩn này không có các tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản này cung cấp các định nghĩa về các thuật ngữ chính được sử dụng trong tiêu chuẩn. ISO 22000:2018 đưa ra giải thích về 45 thuật ngữ và định nghĩa, nổi bật như: lưu đồ, chương trình tiên quyết (PRPs), điểm kiểm soát tới hạn (CCP), thông tin dạng văn bản,…
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Điều khoản ISO 22000 này yêu cầu các tổ chức phải có một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về môi trường hoạt động, xác định các bên quan tâm và phân tích được bối cảnh của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra quy trình quản lý tối ưu để có thể đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm. Để xác định được bối cảnh của tổ chức mình, các tổ chức phải thực hiện:
- Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức (Mục 4.1): Tổ chức phải xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong liên quan đến mục đích của tổ chức cũng như ảnh hưởng của chúng đến khả năng đạt được kết quả dự kiến của hệ thống thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (Mục 4.2): Tổ chức phải xác định, xem xét và cập nhật thông tin có liên quan đến các bên quan tâm và yêu cầu của họ theo hệ thống iso 22000.
- Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Mục 4.3): Tổ chức phải xác định ranh giới và khả năng áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Phạm vi phải xác định cụ thể các sản phẩm và dịch vụ, quá trình và địa điểm sản xuất được đưa vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Mục 4.4): Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì, cập nhật và cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm các quá trình cần thiết và tương tác gita các quá trình, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
Điều khoản tập trung vào vai trò quan trọng của ban lãnh đạo trong việc thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả. Điều khoản này nhấn mạnh sự cam kết và lãnh đạo mạnh mẽ từ cấp cao nhất kiểm soát tổ chức. Sự lãnh đạo bao gồm ba nội dung chính lần lượt như sau:
- Sự lãnh đạo và cam kết (Mục 5.1): Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của bản thân và cam kết đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Chính sách (Mục 5.2): Lãnh đạo có trách nhiệm thiết lập chính sách an toàn thực phẩm (5.2.1) và truyền đạt chính sách an toàn thực phẩm (5.2.2) để có thể áp dụng trong mọi cấp thuộc tổ chức.
- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức (Mục 5.3): Lãnh đạo cao nhất có trách nhiệm và quyền hạn đối với các vai trò liên quan đã được xác định truyền đạt, thấu hiểu trong tổ chức (5.3.1). Trong khi đó trưởng nhóm an toàn thực phẩm có trách nhiệm đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (5.3.2). Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm báo cáo những vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cho người được chỉ định (5.3.3).
Điều khoản 6: Hoạch định
Hoạch định là một trong những phần cốt lõi của bất kỳ hệ thống quản lý hiệu quả nào. Điều khoản này đặt ra một khuôn khổ có thể giúp các tổ chức tự phân tích, xác định rủi ro và cơ hội. Điều khoản 6 yêu cầu các tổ chức hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội đồng thời hoạch định các thay đổi để đạt được mục tiêu về an toàn thực phẩm. Kế hoạch hành động theo điều khoản này nên bao gồm các bước sẽ được thực hiện trong trường hợp có rủi ro, nguồn lực nào sẽ cần thiết, ai là người chịu trách nhiệm về kế hoạch hành động, thời gian dự kiến đạt được mục tiêu và cách đo lường kết quả. Điều khoản 6 có nội dung tóm tắt ISO 22000 gồm 3 vấn đề chính:
- Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội (Mục 6.1)
- Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu (Mục 6.2)
- Hoạch định các thay đổi (Mục 6.3): Các thay đổi phải được thực hiện và thông báo theo đúng kế hoạch.
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Phần này tập trung vào các nguồn lực, nhận thức, năng lực, trao đổi thông tin và thông tin dạng văn bản (tài liệu, hồ sơ) của một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Nguồn lực (Mục 7.1): Yêu cầu đối với nguồn lực cần phải xem xét dựa trên khả năng, hạn chế của các nguồn lực nội bộ cũng như nhu cầu về nguồn lực bên ngoài. Tổ chức cần phải đảm bảo nguồn lực nhân sự (7.1.2), cơ sở hạ tầng (7.1.3), môi trường làm việc (7.1.4), các yếu tố được phát triển bên ngoài hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (7.1.5) và kiểm soát quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ bên ngoài cung cấp (7.1.6).
- Năng lực (Mục 7.2): Yêu cầu đối với năng lực cần phải được xác định định đối với những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức, đảm bảo họ có kiến thức đa ngành, có kinh nghiệm trong xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Nhận thức (Mục 7.3): Tổ chức cần đảm bảo những người liên quan làm việc dưới sự kiểm soát của mình phải nhận thức được chính sách an toàn thực phẩm, mục tiêu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với công việc của họ, đóng góp cá nhân cho hiệu lực và hậu quả khi không tuân thủ yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Trao đổi thông tin (Mục 7.4): Tổ chức phải xác định được những hoạt động trao đổi thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Thông tin dạng văn bản (Mục 7.5): Thông tin về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được lưu giữ dưới dạng văn bản và có sự kiểm soát phù hợp.
Điều khoản 8: Thực hiện
Điều khoản ISO 22000 này yêu cầu tổ chứcxác định đầu vào từ phân tích mối nguy, các chương trình tiên quyết PRPs được triển khai và cập nhật, mức độ nguy hiểm được xác định ở mức chấp nhận được và mọi quy trình đang hoạt động theo kế hoạch. Yêu cầu thực hiện của điều khoản 8 được tóm tắt thông qua các nội dung chính như sau:
- Hoạch định và kiểm soát hoạt động (Mục 8.1): Thiết lập tiêu chí; kiểm soát theo tiêu chí; lưu trữ thông tin dạng văn bån để chứng minh sự tuân thủ.
- Chương trình tiên quyết (PRPs) (Mục 8.2): Tổ chức phải thiết lập, áp dụng, duy trì và cập nhật PRP để ngăn ngừa hoặc giảm chất ô nhiễm (bao gồm cả mối nguy về an toàn thực phẩm) trong sản phẩm, quá trình chế biến sản phẩm và môi trường làm việc.
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc (Mục 8.3): Xem xét mối liên quan của các lô nguyên vật liệu, thành phần và sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng; xác định được quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp (Mục 8.4): Cập nhật các yêu cầu luật định; duy trì trao đổi thông tin nội bộ và bên ngoài; hành động kịp thời; kiểm tra thủ tục định kỳ; lưu trữ hồ sơ sau sự cố.
- Kiểm soát mối nguy (Mục 8.5): Các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; phân tích mối nguy; xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; kế hoạch kiểm soát mối nguy.
- Cập nhập thông tin xác định các PRPs và kế hoạch kiểm soát mối nguy (Mục 8.6): các đặc tính của nguyên liệu, thành phần và vật liệu tiếp xúc với sản phẩm, sản phẩm cuối cùng; mục đích sử dụng; lưu đồ và mô tả các quá trình, môi trường sản xuất.
- Kiểm soát việc giám sát và đo lường (Mục 8.7): Tổ chức phải cung cấp bằng chứng cho thấy các phương pháp đo, phương pháp giám sát và thiết bị sử dụng đã phù hợp cho các hoạt động giám sát và đo lường liên quan đến PRPs và kế hoạch kiểm soát mối nguy.
- Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy (Mục 8.8): Thẩm tra; phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra.
- Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình (Mục 8.9): Khắc phục; hành động khắc phục; xử lý các sản phẩm không an toàn tiềm ẩn; thu hồi.
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
Quá trình giám sát và đo lường quy trình được thực hiện thông qua đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 tập trung vào việc theo dõi, đo lường, phân tích, đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để đảm bảo nó đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đề ra. Các yếu tố được nhắc tới gồm:
- Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá (Mục 9.1)
- Đánh giá nội bộ (Mục 9.2)
- Xem xét của lãnh đạo (Mục 9.3)
Điều khoản 10: Cải tiến
Hành động cải tiến được thực hiện thông qua việc xác định sự không phù hợp và áp dụng hành động khắc phục. Tổ chức cần cải tiến liên tục, cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm để nâng cao tính hiệu quả khi triển khai. Sự cải tiến bao gồm:
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục (Mục 10.1): Xác định và xử lý các sự không phù hợp khi chúng xảy ra để ngăn ngừa tái diễn.
- Cải tiến liên tục (Mục 10.2): Đảm bảo hệ thống luôn được cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của tổ chức và các bên liên quan.
- Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Mục 10.3): Thường xuyên cập nhật hệ thống để đảm bảo phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn.
Trên đây là những thông tin về các điều khoản trong ISO 22000 mà doanh nghiệp nên lưu ý. Hy vọng qua bài viết trên, Quý doanh nghiệp đã có một nhìn bao quát về nội dung các điều khoản ISO 22000. Nếu Quý doanh nghiệp còn bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ chứng nhận ISO 22000, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin công ty Intercert Việt Nam
- Địa chỉ: Tòa Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Hotline: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com