Sự ra đời của ISO 45001 – Những thông tin chính cần biết

Trước khi ISO 45001 được ban hành, các tổ chức đã sử dụng OHSAS 18001 để xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuy nhiên, OHSAS 18001 không phải là một tiêu chuẩn quốc tế mang tính toàn cầ. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết về một tiêu chuẩn thống nhất, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã quyết định phát triển ISO 45001. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về sự ra đời của ISO 45001 qua bài viết dưới đây. 

Sự ra đời của ISO 45001 

Năm 1999: Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) chính thức công bố tiêu chuẩn OHSAS 18001, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập một khuôn khổ chung về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức. 

sự ra đời của ISO 45001
sự ra đời của ISO 45001

Năm 2007: OHSAS 18001 được cập nhật và ban hành phiên bản thứ hai, bổ sung và hoàn thiện các yêu cầu để phù hợp hơn với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức.  

Mặc dù tiêu chuẩn này đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng, nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn quốc tế mang tính toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu về một tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thống nhất và toàn diện hơn, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã nghiên cứu để phát hành tiêu chuẩn mới.  

Năm 2013: Quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS), chính thức được bắt đầu vào tháng 10 năm 2013. Ngay sau đó, Ủy ban kỹ thuật ISO/PC 283 được thành lập để phụ trách việc xây dựng tiêu chuẩn. Trong suốt quá trình soạn thảo, ít nhất 70 quốc gia đã tích cực đóng góp ý kiến, đảm bảo rằng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mới phản ánh đúng thực tiễn và nhu cầu của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Sau hơn hai năm làm việc, tiêu chuẩn này đã được hoàn thiện và chính thức được công bố vào năm 2015. 

Năm 2018: Sau nhiều năm nghiên cứu, thảo luận và lấy ý kiến của các chuyên gia và tổ chức trên toàn thế giới, cuối cùng, vào tháng 3 năm 2018, tiêu chuẩn ISO 45001 đã được ban hành chính thức. Tiêu chuẩn này kế thừa những ưu điểm của OHSAS 18001 đồng thời được xây dựng dựa trên cấu trúc chung của các hệ thống quản lý ISO, bao gồm 10 điều khoản và tuân thủ chặt chẽ quy trình PDCA (Plan – Do – Check – Act). Nhờ đó, ISO 45001 đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi và dần thay thế OHSAS 18001. 

Khái quát về ISO 45001 

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), giúp giảm rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc tốt hơn, an toàn hơn cho nhân viên. ISO 45001 có thể áp dụng rộng rãi cho mọi tổ chức, bất kể quy mô, ngành nghề hay lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, xây dựng, chăm sóc sức khỏe,… 

Tiêu chuẩn ISO 45001 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) công bố vào tháng 3 năm 2018. ISO 45001 chính thức thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001 khi OHSAS 18001 hết hiệu lực.  

sự ra đời của ISO 45001

Mục tiêu chính của ISO 45001 là chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố gây hại đến sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thương vong. 

Các yếu tố chính của ISO 45001 bao gồm: 

  • Lãnh đạo và cam kết: Ban quản lý cấp cao phải thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập hệ thống quản lý OH&S và đảm bảo an toàn được tích hợp vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp. 
  • Xác định mối nguy hiểm và đánh giá rủi ro: Cần tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố nguy hiểm, xác định mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp, bao gồm cả rủi ro vật lý và rủi ro liên quan đến quy trình sản xuất cũng như môi trường làm việc. 
  • Sự tham gia của nhân viên: Khuyến khích mọi nhân viên trong tổ chức tham gia vào quá trình nhận diện nguy cơ và đưa ra giải pháp cải thiện. Tổ chức sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện và duy trì các biện pháp đảm bảo an toàn. 
  • Lập kế hoạch và cải tiến liên tục: Tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu tổ chức thiết lập mục tiêu cụ thể về hiệu quả an toàn vệ sinh lao động (OH&S) và xây dựng kế hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra. 
  • Nghĩa vụ pháp lý và tuân thủ: Các tổ chức phải đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu pháp lý và quy định liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. 

Lợi ích từ sự ra đời của ISO 45001 

  • Nâng cao văn hóa an toàn: Tiêu chuẩn ISO 45001 khuyến khích mọi người làm việc với tinh thần đặt an toàn lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh. 
  • Giảm thiểu tai nạn và sự cố tại nơi làm việc: Nhờ việc chủ động xác định và giảm thiểu rủi ro, các tổ chức có thể hạn chế tối đa các sự cố không mong muốn tại nơi làm việc. 
  • Tuân thủ pháp luật: ISO 45001 giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn lao động, tránh các rủi ro pháp lý khiến doanh nghiệp bị xử phạt, ảnh hưởng danh tiếng hoặc thậm chí bị đình chỉ hoạt động nếu để xảy ra tai nạn nghiêm trọng. 

sự ra đời của ISO 45001

  • Cải thiện tinh thần của nhân viên: Việc đảm bảo an toàn tại nơi làm việc giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn và có động lực làm việc cao hơn. 
  • Tiết kiệm chi phí: Nhờ giảm thiểu tai nạn và sự cố, các tổ chức có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc điều trị, bồi thường cho người lao động và các hoạt động khắc phục sự cố tại nơi làm việc. 

Thời hạn nâng cấp ISO 45001 từ OHSAS  

Kể từ tháng 3/2018, tiêu chuẩn ISO 45001 đã chính thức thay thế OHSAS 18001 trong lĩnh vực quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các tổ chức có thời hạn 3 năm, đến hết tháng 3/2021, để hoàn tất việc chuyển đổi sang hệ thống quản lý mới này. Điều này có nghĩa là các chứng nhận OHSAS 18001 sẽ không còn giá trị và các tổ chức phải chuyển đổi sang chứng nhận ISO 45001 nếu muốn tiếp tục chứng minh cam kết của mình với OH&S. 

Việc chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp từ tiêu chuẩn cũ OHSAS 18001 sang tiêu chuẩn mới ISO 45001  là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và kiến thức. Vì vậy, các tổ chức cần có kế hoạch cụ thể và triển khai các hoạt động chuyển đổi một cách hiệu quả để đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ.  

sự ra đời của ISO 45001

ISO 45001 đặt ra những yêu cầu cao hơn so với OHSAS 18001, đặc biệt là về sự tham gia của người lao động, đánh giá rủi ro và cải tiến liên tục. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, như: nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc, tăng năng suất và giảm thiểu chi phí. 

>>> Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin chi tiết về sự ra đời của ISO 45001. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm thông tin hữu ích về tiêu chuẩn chứng nhận ISO 45001. Liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn. 

  • Địa chỉ: Tòa nhà Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.   
  • Điện thoại: 0969 555 610   
  • Email: sales@intercertvietnam.com   
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực

Với một nhà xưởng được xây dựng khoa học và bố trí hợp lý có...

Kế hoạch Thẩm Tra Haccp – Hướng dẫn Tuân Thủ

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis and...

Điều kiện nhà xưởng theo Tiêu chuẩn HACCP – Intercert Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng HACCP, doanh nghiệp cần phải tuân thủ...

Biện pháp kiểm soát của Hệ thống HACCP – Intercert Việt Nam

Một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện...

Phân tích chi tiết 12 bước áp dụng HACCP

Hệ thống HACCP – một hệ thống được sử dụng rộng rãi, đã không còn...

Kế hoạch HACCP là gì? Tại sao cần xây dựng kế hoạch HACCP?

Kế hoạch HACCP là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá