Mục tiêu môi trường là gì ? Yêu cầu và vai trò chính

Mục tiêu môi trường là một trong những nhân tố quan trọng, đảm bảo sự thành công của hệ thống quản lý môi trường. Vậy mục tiêu môi trường là gì và thiết lập mục tiêu môi trường hiệu quả như thế nào? Câu trả lời sẽ được Intercert Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Mục tiêu môi trường là gì? 

Mục tiêu môi trường là mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp của bạn đặt ra để cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường thông qua hệ thống quản lý môi trường (EMS). Có thể nói rằng đây là những minh chứng cụ thể cho thấy sự nỗ lực của tổ chức trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, đồng thời nâng cao uy tín thương hiệu của chính tổ chức. 

mục tiêu môi trường
mục tiêu môi trường

Để thực hiện tốt các mục tiêu môi trường, tổ chức sẽ phải đưa ra các chỉ tiêu môi trường cụ thể để có thể đánh giá hiệu quả hành động. Đồng thời, các mục tiêu ấy phải phù hợp với chính sách môi trường và các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001. 

Những yêu cầu chính của mục tiêu môi trường theo ISO 14001:2015 

  1. Thiết lập mục tiêu môi trường

Thiết lập mục tiêu môi trường là yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường (EMS) hiệu quả. Những mục tiêu này không chỉ là đích đến mà còn là con đường dẫn dắt cho các hoạt động của tổ chức, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. 

Để thiết lập mục tiêu môi trường hiệu quả theo ISO 14001:2015, doanh nghiệp cần lưu ý: 

  • Phân cấp mục tiêu: Chia mục tiêu môi trường thành cấp chiến lược (mục tiêu chung của tổ chức) và cấp phương án (mục tiêu cụ thể cho từng bộ phận). Điều này giúp việc quản lý và theo dõi mục tiêu môi trường trở nên dễ dàng hơn. 
  • Xem xét các khía cạnh môi trường: Xác định rõ những tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường để đưa ra các mục tiêu môi trường phù hợp. 
  • Tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý: Mục tiêu môi trường đưa ra phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. 
  • Cân nhắc rủi ro và cơ hội: Những mục tiêu môi trường được xác định nhằm hướng tới giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội phát triển bền vững. 
  •  

mục tiêu môi trường

  1. Mục tiêu môi trường phải nhất quán với chính sách môi trường

Chính sách môi trường là định hướng cao nhất cho mọi quyết định và hành động trong hệ thống quản lý môi trường. Vì vậy, mục tiêu môi trường chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó hoàn toàn nhất quán với chính sách môi trường.  

Cụ thể, mỗi mục tiêu môi trường đều phải có một kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng để hiện thực hóa những cam kết đã được đưa ra trong chính sách môi trường. Sự nhất quán này đảm bảo rằng mọi nỗ lực của tổ chức đều hướng về một mục tiêu chung và không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa lời nói và việc làm. 

  1. Mục tiêu môi trường phải đo lường được

Để đánh giá hiệu quả của các hoạt động cụ thể của mục tiêu môi trường, cần có những thước đo cụ thể. Mỗi mục tiêu cần có các chỉ số định lượng như lượng khí thải, lượng nước tiêu thụ, lượng chất thải,… Việc xác định rõ những chỉ số và phương pháp đo lường sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu môi trường một cách chính xác.  

  1. Theo dõi, giám sát mục tiêu môi trường

Một yêu cầu khác trong tiêu chuẩn ISO 14001 là theo dõi, giám sát mục tiêu môi trường. Theo dõi và giám sát là một hoạt động liên tục và thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng các mục tiêu môi trường luôn được thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả. 

Để thực hiện hoạt động này, doanh nghiệp cần: 

  • Xác định cá nhân/bộ phận chịu trách nhiệm: Phân công và giao nhiệm vụ cho cá nhân, bộ phận cụ thể sẽ thực hiện giám sát. 
  • Xác định tần suất đánh giá: Việc giám sát cần được thực hiện định kỳ, có thể là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của tổ chức, tính chất của mục tiêu môi trường,… 
  • Xác định công cụ giám sát: Sử dụng các công cụ và phần mềm chuyên dụng để thu thập và phân tích dữ liệu, tạo báo cáo và theo dõi tiến độ. 
  • Tiến hành đánh giá: Thực hiện đánh giá để xác minh xem tổ chức có đạt được những mục tiêu môi trường đã đề ra hay không, nếu không thì đang đạt được ở mức độ nào và nguyên nhân là gì. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách thu thập thông tin định tính hoặc định lượng. 
  • …. 
  1. Mục tiêu môi trường phải được truyền đạt cho mọi người

Để mọi người trong tổ chức hiểu rõ về các mục tiêu môi trường và cùng nhau đóng góp vào việc đạt được chúng thì việc truyền đạt thông tin là rất quan trọng. Vì vậy, cần xác định rõ những yếu tố sau: 

  • Đối tượng truyền đạt: Cần truyền đạt đến tất cả các cấp trong tổ chức, từ lãnh đạo đến nhân viên. 
  • Hình thức truyền đạt: Sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông như tổ chức họp, đào tạo, dán thông tin trên bảng thông báo, gửi email,… 
  • Nội dung truyền đạt: Thông tin truyền đạt phải rõ ràng, dễ hiểu và tập trung vào những lợi ích mà việc thực hiện mục tiêu môi trường mang lại. 

Việc truyền đạt thông tin về mục tiêu môi trường phải là một quá trình hai chiều, nghĩa là cần có trao đổi ý kiến qua lại. Điều này tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia và đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc. 

  1. Cập nhật mục tiêu môi trường khi cần thiết

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, do vậy các mục tiêu môi trường cũng cần được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Các yếu tố thay đổi nhanh chóng như công nghệ, quy định pháp luật, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu môi trường của doanh nghiệp.  

Bên cạnh đó, mục tiêu môi trường phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức. Vì vậy, cần điều chỉnh và cập nhật mục tiêu môi trường sao cho phù hợp với những thay đổi đến từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức. 

  1. Duy trì thông tin dạng văn bản về mục tiêu môi trường

Việc lưu trữ thông tin về mục tiêu môi trường, quá trình thực hiện và kết quả đạt được dưới dạng văn bản cũng là một yêu cầu khác của ISO 14001:2015. Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đánh giá và làm bằng chứng cho việc tuân thủ tiêu chuẩn.  

Hồ sơ, thông tin liên quan tới mục tiêu môi trường cần được ghi lại bao gồm:  

  • Các mục tiêu môi trường cùng chỉ tiêu môi trường cụ thể 
  • Hành động thực hiện để đạt được mục tiêu môi trường 
  • Bằng chứng trao đổi mục tiêu môi trường đã thực hiện 
  • Kết quả đánh giá mục tiêu môi trường 
  • …  

Vai trò của mục tiêu môi trường 

Có thể nói, việc thiết lập mục tiêu môi trường cùng chỉ tiêu môi trường là một trong những yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý môi trường (EMS). Bởi chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc:  

  • Cụ thể hóa chính sách môi trường: Một trong những vai trò quan trọng của mục tiêu môi trường là cụ thể hóa các chính sách môi trường chung thành những hành động thiết thực. Nhờ có các mục tiêu môi trường, tổ chức có thể chuyển đổi những cam kết bảo vệ môi trường thành những yêu cầu cụ thể, dễ dàng đo lường và đánh giá. 
  • Cơ sở cho kế hoạch và quy trình: Mục tiêu môi trường là nền tảng để xây dựng các kế hoạch hành động và quy trình làm việc hiệu quả. Chúng giúp tổ chức xác định rõ những gì cần làm, cách làm và thời gian hoàn thành. Từ đó tập trung nguồn lực vào việc giải quyết các vấn đề môi trường một cách hiệu quả. 

mục tiêu môi trường

  • Cung cấp dữ liệu cho đánh giá: Mục tiêu môi trường và các chỉ tiêu liên quan cung cấp một bộ dữ liệu quý giá giúp tổ chức theo dõi tiến độ thực hiện, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và xác định những điểm cần cải thiện trong hệ thống quản lý môi trường. Nhờ đó, tổ chức có thể đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác và kịp thời. 
  • Thu hút khách hàng: Mục tiêu môi trường và các kết quả đạt được là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy cam kết của tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Chúng giúp tổ chức xây dựng niềm tin, thu hút với các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng, các cơ quan quản lý,… 

Ví dụ minh hoạ về mục tiêu môi trường 

Dưới đây là ví dụ minh hoạ về mục tiêu môi trường theo ISO 14001:2015: 

Mục đích   Mục tiêu môi trường 
Giảm khối lượng rác thải công nghiệp  Giảm 6% tỷ lệ tạo ra rác thải công nghiệp khi sản xuất ra các sản phẩm bị lỗi trong tháng tiếp theo.  
Giảm thiểu lượng khí thải  Giảm mức tiêu thụ xăng dầu của đội tàu xuống 15% trong vòng 4 năm. 
Tiết kiệm năng lượng  Giảm 5% lượng điện năng tiêu thụ trong tháng tới. 
Giảm thiểu lượng nước thải  Giảm 10% lượng nước thải ra môi trường trong quá trình sản xuất trong năm tới. 
Giảm khả năng xảy ra sự cố tràn dầu  Giảm khả năng tràn đổ dầu nghiêm trọng dưới 0,15% trong năm tới. 
Nâng cao nhận thức của nhân viên về vấn đề môi trường  Lập kế hoạch đào tạo và thực hiện đào tạo định kỳ cho nhân viên. 
Tham gia các chương trình môi trường cộng đồng  Tổ chức, tham gia các chiến dịch môi trường tối thiểu 2 lần/năm.  

KẾT BÀI: 

Trên đây là những chia sẻ của Intercert Việt Nam về mục tiêu môi trường ISO 14001. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp doanh nghiệp phần nào nắm được cách thiết lập mục tiêu môi trường hiệu quả.  

Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn khi xây dựng mục tiêu môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, xin vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam qua số Hotline: 0969.555.610 hoặc Email: sales@intercertvietnam.com để được tư vấn trong thời gian sớm nhất. 

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng nhận ISO 27001:2022 cho Công ty TNHH HQSOFT

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm phân phối và...

Nội dung ISO 22000 – Hệ thống Quản lý An toàn Thực phẩm

Ngày nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được xã hội...

Học ISO 22000 để làm gì ? Học ISO 22000 ở đâu uy tín ?

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực...

Bộ đề thi ISO 22000 phổ biến nhất

Hiện nay, xây dựng hệ thống ISO 22000 đã trở thành nhiệm vụ cấp bách...

Bài tập ISO 22000 – Các dạng bài chính

ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi về hệ...

Bài giảng ISO 22000 của Intercert Việt Nam

Để giúp học viên hiểu được nội dung bài học trong khóa đào tạo ISO...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá