So sánh sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001

ISO 14000 và ISO 14001, nghe qua có vẻ giống nhau nhưng thực ra, hai tiêu chuẩn này hoàn toàn khác nhau. Vậy bạn có thắc mắc sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001 là gì không? Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Giới thiệu về ISO 14000 

ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phát triển. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý môi trường, đưa ra các hướng dẫn, khuôn khổ và thông số kỹ thuật để hỗ trợ tổ chức thiết lập, thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System).  

ISO 14000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn con, mỗi tiêu chuẩn giải quyết một khía cạnh cụ thể của quản lý môi trường. Những tiêu chuẩn này phát triển nhằm phù hợp với các ngành, lĩnh vực và thách thức môi trường khác nhau.  

Những tiêu chuẩn thuộc bộ ISO 14000 bao gồm việc phát triển chính sách môi trường, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình môi trường. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường, giám sát và đo lường hiệu quả hoạt động môi trường cũng như đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu quy định.  

Dưới đây là các tiêu chuẩn chính được đề cập trong ISO 14000: 

  • ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 
  • ISO 14004: Hướng dẫn chung các nguyên tắc, hệ thống và các kỹ thuật hỗ trợ. 
  • ISO 14005: Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn cho phương pháp tiếp cận linh hoạt để triển khai theo từng giai đoạn. 
  • ISO 14020 – 14025: Dán nhãn và tuyên bố về môi trường. 
  • ISO 14031: Đánh giá các hoạt động môi trường. 
  • ISO 14040 – 14048: Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời – Nguyên tắc cùng khuôn khổ. 
  • …. 

Giới thiệu về ISO 14001 

ISO 14001 là một tiêu chuẩn con của bộ ISO 14000. Nó tập trung vào việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường. Có thể khẳng định rằng ISO 14001 là nền tảng cho những tổ chức mong muốn đạt được chứng nhận ISO trong nỗ lực duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. 

Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp những yêu cầu và tiêu chí cụ thể mà tổ chức phải đáp ứng để đạt được mục tiêu môi trường đã định. Những yêu cầu này bao gồm thiết lập các chính sách môi trường, đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu về môi trường, thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động để giảm thiểu tác động đến môi trường. Đồng thời, tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ và liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường.  

Mặc dù chứng nhận ISO 14001 là tự nguyện nhưng nó mang lại nhiều lợi ích như nâng cao uy tín, cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý về môi trường. Bên cạnh đó, còn tăng khả năng tiếp cận với khách hàng ưu tiên sự bền vững và thị trường xuất khẩu nước ngoài như EU, Anh, Mỹ, Nhật Bản,…  

Sự giống nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001 

  • ISO 14000 và ISO 14001 đều là những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành và có phạm vi trên toàn cầu. 
  • Cả ISO 14000 và ISO 14001 đều hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lên môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. 
  • Cả hai tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001 đều có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô, hình thức hoạt động,… Việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bao gồm cả ISO 14001, hoàn toàn dựa trên quyết định của tổ chức. 

Sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001 

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001: 

Tiêu chí 

ISO 14000 

ISO 14001 

Định nghĩa 

Là một bộ tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn tổng thể về quản lý môi trường và bền vững. 

Là một tiêu chuẩn cụ thể trong bộ ISO 14000, đưa ra các yêu cầu để thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý môi trường (EMS). 

Mục đích 

ISO 14000 đóng vai trò là khuôn khổ hướng dẫn cho tổ chức muốn thiết lập và cải tiến các hoạt động quản lý môi trường của mình. 

Cung cấp những hướng dẫn và tiêu chí chi tiết cho tổ chức muốn đạt được chứng nhận ISO 14001.  

Phạm vi 

Rộng, bao gồm nhiều tiêu chuẩn con khác nhau. Mỗi tiêu chuẩn tập trung vào một khía cạnh cụ thể của hệ thống quản lý môi trường. 

Hẹp hơn, tập trung vào các yêu cầu cho việc thiết lập và duy trì EMS. 

Nội dung  Bao gồm các nguyên tắc, thuật ngữ, định nghĩa, hướng dẫn về đánh giá, kiểm soát chỉ tiêu môi trường,…  Cung cấp các yêu cầu về chính sách môi trường, lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá nội bộ và cải tiến liên tục. 

Cách tiếp cận 

ISO 14000 áp dụng cách tiếp cận lý thuyết về tuân thủ. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc quản lý môi trường mà không đưa ra các yêu cầu hoặc chiến lược thực hiện cụ thể. 

ISO 14001 áp dụng cách tiếp cận thực tế về tuân thủ. Nó phác thảo các thủ tục, quy trình và tài liệu cần thiết để triển khai EMS và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường. 

Mục tiêu 

Mục tiêu chính của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức phát triển hệ thống quản lý môi trường toàn diện và hiệu quả phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của họ. 

Mục tiêu của ISO 14001 là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nguyên tắc và hướng dẫn được nêu trong ISO 14000. Nó giúp tổ chức biến các khái niệm lý thuyết thành hành động thực tế bằng cách cung cấp cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa để quản lý môi trường. 

Chứng nhận 

Không phải tiêu chuẩn nào trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cũng có chứng nhận. 

Có chứng nhận và được các tổ chức chứng nhận cấp.  

 KẾT BÀI: 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về so sánh sự khác nhau giữa ISO 14000 và ISO 14001. Hy vọng rằng những thông ấy sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn diện nhất về ISO 14000 và ISO 14001 

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn về chứng nhận ISO 14001, vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được tư vấn chi tiết. 

Thông tin liên hệ: 

  • Công ty TNHH Chứng nhận Intercert Việt Nam 
  • Địa chỉ: Toà nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. 
  • Điện thoại: 0969 555 610 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá