Doanh nghiệp thường đặt ra rất nhiều các câu hỏi về ISO 9001:2015 khi có mong muốn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Bài viết dưới đây của Intercert Việt Nam sẽ giải đáp các câu hỏi ISO 9001 phổ biến.
ISO 9001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS – Quality Management System) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên Toàn cầu. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ, đảm bảo sự cải tiến liên tục và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Chứng nhận ISO 9001 có lợi ích gì?
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các quy trình sản xuất và kinh doanh, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn ở mức cao nhất. Sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Việc áp dụng ISO 9001 giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa sai sót, lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp có chứng nhận ISO 9001 sẽ dễ dàng tham gia vào các dự thầu lớn, đặc biệt là các dự thầu của chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, khi áp dụng ISO 9001 cũng giúp doanh nghiệp phát huy tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo của nhân viên, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Những nguyên tắc chính của quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 là gì?
Các nguyên tắc chính của quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 là:
- Hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi người
- Tiếp cận theo quá trình
- Cải tiến
- Quyết định dựa trên bằng chứng
- Quản lý mối quan hệ
Chu trình PDCA là gì và được áp dụng như thế nào trong ISO 9001:2015?
Chu trình PDCA là cụm từ viết tắt của Plan – Do – Check – Act tượng trưng cho 4 giai đoạn hoạt động cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu.
Chu trình PDCA được áp dụng trong ISO 9001:2015 như sau:
- Plan-Kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu và quy trình cần thiết để mang lại kết quả theo đúng yêu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức.
- Do-Thực hiện: Triển khai các quy trình.
- Check-Kiểm tra: Theo dõi và đo lường các quy trình và sản phẩm so với các chính sách, mục tiêu và yêu cầu đối với sản phẩm, và báo cáo kết quả.
- Act-Hành động: Thực hiện hành động để liên tục cải thiện hiệu suất quy trình.
Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 là gì?
ISO 9001:2015 có 10 phần (điều khoản chính) và các nội dung hỗ trợ khác (điều khoản phụ). Các yêu cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được đề cập trong các điều khoản từ 4-10. Để triển khai thành công tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 trong tổ chức của bạn, bạn phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng bao gồm:
- Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
- Điều khoản 6: Hoạch định
- Điều khoản 7: Hỗ trợ
- Điều khoản 8: Thực hiện
- Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện
- Điều khoản 10: Cải tiến
Ai nên tìm cách sở hữu chứng chỉ ISO 9001?
Chứng nhận ISO 9001 có tiềm năng mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, xây dựng, điện tử, sản xuất thiết bị y tế,..
ISO 9001 đưa ra các hướng dẫn cho Hệ thống quản lý chất lượng có thể áp dụng cho mọi mô hình kinh doanh hay hoạt động ở mọi quy mô. Tất cả đều có thể được chứng nhận. Mọi doanh nghiệp quan tâm đến việc đáp ứng và vượt quá các yêu cầu của khách hàng hoặc có mong muốn mở rộng phạm vi kinh doanh đều nên cân nhắc tới việc sở hữu chứng nhận ISO.
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có hiệu lực bao lâu ?
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm. Trong thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá, giám sát định kỳ 1 lần/năm, nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận luôn tuân thủ đúng các yêu cầu của ISO 9001:2015.
Sau khi chứng nhận hết hiệu lực, tổ chức/doanh nghiệp có thể đăng ký để đánh giá lại (không được gia hạn), cuộc đánh giá sẽ được tiến hành giống như lần đầu. Sau khi xác minh sự phù hợp, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận mới có hiệu lực 3 năm cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm của ban quản lý cấp cao trong Hệ thống quản lý chất lượng dựa trên ISO 9001:2015 là gì?
Trách nhiệm của ban quản lý cấp cao trong QMS dựa trên ISO 9001:2015 bao gồm:
- Thể hiện khả năng lãnh đạo và cam kết bằng cách tích cực tham gia vào QMS.
- Thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng.
- Đảm bảo tích hợp các yêu cầu của QMS vào quy trình kinh doanh của tổ chức.
- Thúc đẩy việc sử dụng phương pháp tiếp cận theo quy trình và tư duy dựa trên rủi ro.
- Đảm bảo có đủ các nguồn lực cần thiết.
- Truyền đạt tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu của QMS.
- Thu hút, chỉ đạo và hỗ trợ mọi người đóng góp vào hiệu quả của QMS.
- Thúc đẩy sự cải thiện.
- Hỗ trợ các vai trò quản lý có liên quan khác để chứng minh khả năng lãnh đạo của họ trong lĩnh vực họ phụ trách.
ISO 9001 có giúp duy trì chất lượng nhất quán và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chất lượng không?
ISO 9001 giúp doanh nghiệp duy trì chất lượng nhất quán và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chất lượng thông qua việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng. Áp dụng ISO 9001, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng tập trung vào khách hàng, tiếp cận theo quy trình và cải tiến liên tục. Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động sẽ được cải thiện, uy tín được tăng cường, dễ dàng thu hút đầu tư và đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ISO 9001 chỉ là công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp cần cam kết thực hiện hiệu quả và cải tiến liên tục để đạt được kết quả mong muốn.
Tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng là gì?
Tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) là cần thiết để thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục QMS trong một tổ chức. Các tài liệu bao gồm Phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng, Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng, Quy trình kiểm soát các hoạt động thuê ngoài cùng nhiều tài liệu liên quan khác.
ISO 9001 có phải là yêu cầu pháp lý không?
Bản thân ISO 9001 không phải là yêu cầu pháp lý. Đây là tiêu chuẩn quốc tế cho Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Việc triển khai ISO 9001 cho phép các tổ chức cải thiện quản lý chất lượng và đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và người tiêu dùng. Tuy nhiên, chứng nhận ISO 9001 có thể được yêu cầu bởi một số ngành, cơ quan hoặc hợp đồng cụ thể.
Quy trình để có chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?
Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về quy trình các bước để đạt chứng nhận ISO 9001:2015 cho Doanh Nghiệp.
- Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001
- Bước 2: Đăng ký chứng nhận ISO 9001:2015 với Tổ chức chứng nhận uy tín
- Bước 3: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá chứng nhận ISO 9001
- Bước 4: Đánh giá theo 2 giai đoạn (đánh giá sơ bộ và đến thăm cơ sở)
- Bước 5: Xét duyệt hồ sơ ISO 9001
- Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong vòng 3 năm
- Bước 7: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm (12 tháng/lần)
- Bước 8: Tái chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận ISO 9001:2015 ở đâu uy tín?
Hiện nay trên thị trường có nhiều tổ chức chứng nhận ISO 9001, trong đó, Intercert Việt Nam là đơn vị được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Intercert đã có trên 10 năm kinh nghiệm cấp các chứng chỉ về hệ thống quản lý, trong đó có ISO 9001:2015
Intercert Việt Nam hội tụ những chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm, chuyên môn về quản lý chất lượng trong và ngoài nước. Đến với Intercert, doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết, cụ thể từ đó nhanh chóng đạt được chứng chỉ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở hiện tại và trong tương lai.
Bài viết trên đây đã giải đáp các câu hỏi ISO 9001 thường gặp. Hy vọng thông tin trên có thể giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hệ thống quản lý chất lượng. Nếu doanh nghiệp có câu hỏi nào khác về ISO 9001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp kịp thời.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
- Email: sale@intercertvietnam.com