Thực trạng áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay như thế nào ?

Việc áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng được chú trọng. Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào hoạt động quản lý của mình. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về thực trạng áp dụng ISO 9001:2015 ở Việt Nam hiện nay. 

TIÊU CHUẨN ISO 9001 LÀ GÌ? 

Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 nằm trong Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 – Bộ tiêu chuẩn Quốc tế liên quan tới quản lý chất lượng được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO – International Organization for Standardization). ISO 9001 là tiêu chuẩn cốt lõi tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, bao gồm các quy trình, chính sách và phương pháp nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục. 

ISO 9001 được ban hành lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987 và đã trải qua 4 lần rà soát và hoàn thiện từ phiên bản ISO 9001:1987; ISO 9001:1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008; phiên bản được cập nhật gần đây nhất là vào năm 2015, được gọi là phiên bản ISO 9001:2015. Việc cập nhật phiên bản mới đáp ứng các yêu cầu thay đổi của môi trường kinh doanh nhiều biến động, tạo ra một khung tham chiếu hiệu quả và linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp. 

Thực trạng áp dụng ISO 9001

ISO 9001 áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ cho việc thiết lập, quản lý và duy trì một Hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. 

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ISO 9001 Ở VIỆT NAM 

Tiêu chuẩn ISO được ban hành lần đầu vào năm 1987 nhưng mãi đến năm 1990 thì tiêu chuẩn này mới được công bố và áp dụng tại Việt Nam. Tiếp theo sau đó, tiêu chuẩn này đã được áp dụng phổ biến vào nhiều hệ thống quản lý chất lượng trong các tổ chức, doanh nghiệp của nước ta. 

Tình hình áp dụng ISO 9001 ở Việt Nam hiện nay đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vẫn gặp phải những khó khăn nhất định khi áp dụng lần đầu, thế nhưng từ năm 2012 đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 đang phát triển và tạo dựng vị thế cho riêng mình. Hiện nay, nhiều tổ chức, doanh nghiệp với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau đã hoàn thành và đang sở hữu chứng chỉ ISO 9001. 

Thực trạng áp dụng ISO 9001

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương trong năm 2020, chứng chỉ 9001 là Hệ thống quản lý chất lượng được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất, chiếm 39% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. 

Tiêu chuẩn ISO 9001 được nhà nước khuyến khích ứng dụng vào trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chế biến sản phẩm. Khách hàng ngày nay không những quan tâm đến giá bán, khuyến mãi mà họ còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã giúp các doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao, nâng cao uy tín thương hiệu, ổn định và kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. 

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001 

Các doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 đạt được nhiều thuận lợi. Dưới đây là những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 vào Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp: 

  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Hình ảnh và uy tín là hai yếu tố được các doanh nghiệp hiện nay coi trọng. Bởi nó giúp doanh nghiệp được các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao hơn giúp doanh nghiệp dễ dàng được lựa chọn để hợp tác. Chứng nhận ISO 9001 là minh chứng thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cho khách hàng. 
  • Chất lượng sản phẩm ổn định hơn: ISO 9001 giúp doanh nghiệp kiểm soát các nguồn nguyên liệu nhập vào, xác định và thực hiện những yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ, loại bỏ các sản phẩm không đạt chuẩn. Qua đó, doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm, hàng hóa có chất lượng ổn định và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, hoặc sản phẩm không đảm bảo  chất lượng 

Thực trạng áp dụng ISO 9001

  • Nắm bắt cơ hội hội nhập quốc tế: Doanh nghiệp vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiều chuẩn ISO 9001 thường sẽ có cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế. Bởi chứng nhận ISO 9001 là một trong những chứng chỉ được công nhận và sử dụng rộng rãi. Với chứng chỉ này, doanh nghiệp có thể khẳng định được năng lực và chất lượng sản phẩm/dịch vụ trên thị trường quốc tế. 
  • Quản lý rủi ro và cơ hội hiệu quả: Rủi ro là nhân tố bất chợt xảy ra có thể gây nên tác động tiêu cực tới tổ chức. Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro và cơ hội một cách hiệu quả. Thông qua việc nhận biết rủi ro, doanh nghiệp sẽ kịp thời bàn bạc, đưa ra giải pháp để ứng phó. Đồng thời, ISO 9001 còn giúp tổ chức xác định và tận dụng các cơ hội mới để cải thiện hiệu quả hoạt động và tăng lợi thế cạnh tranh. 
  • Tăng sản lượng: Việc tuân theo tiêu chuẩn ISO 9001 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu lãng phí và sai sót, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng suất lao động. Từ đó doanh nghiệp kiểm soát được thời gian sản xuất và chế biến một cách hiệu quả, nhanh chóng. Sản lượng sản xuất ra của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện. 
  • Tăng lợi nhuận: Tuân thủ các yêu cầu của ISO 9001 giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ ổn định, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi và hàng hóa trả lại, từ đó tiết kiệm chi phí. Sản lượng tăng đồng thời chi phí giảm góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận. 

Bài viết trên đây của Intercert Việt Nam đã cung cấp thông tin về thực trạng áp dụng ISO 9001;2015 ở Việt Nam hiện nay cùng lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 9001. Hy vọng doanh nghiệp đã có thêm những thông tin hữu ích. Liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được tư vấn thêm về thông tin chi tiết. 

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam: 

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sale@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tải xuống ISO 45001 pdf miễn phí

ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quan trọng liên quan đến hệ thống...

Bộ tài liệu ISO 45001 mới nhất doanh nghiệp nên có

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn và...

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá