Ngành may mặc hiện nay là ngành chủ lực tại Việt Nam. Việc phát triển các doanh nghiệp may mặc mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và các chế độ phúc lợi cùng bảo vệ môi trường. Trước những yêu cầu đó thì bộ tiêu chuẩn WRAP ra đời như một thước đo đánh giá việc tuân thủ Trách Nhiệm Xã Hội cho các doanh nghiệp trong ngành này.
TIÊU CHUẨN WRAP LÀ GÌ?
WRAP được viết tắt từ cum từ Worldwide Responsible Accredited Production. Đây là tên của một tổ chức công nhận Trách Nhiệm Xã Hội trong sản xuất toàn cầu. Được ra đời năm 2000, tổ chức Wrap chuyên làm nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bên liên quan cũng như giải quyết các vấn đề nhằm hướng đến sự công bằng và tiên tiến của ngành dệt may và da giày.
Tiêu chuẩn Wrap được thành lập và phát triển thuộc quyền sở hữu của tổ chức Wrap. Đây là bộ tiêu chuẩn Quốc tế tự nguyện và đầy đủ có cung cấp một bộ quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát trên toàn bộ ngành may mặc thế giới về Trách Nhiệm Xã Hội trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA WRAP
Vào giữa những năm 1990,Tại Mỹ xảy ra tình trạng bóc lột sức lao động trong các nhà máy may mặc da giày tại Mỹ. Việc người lao động thường xuyên phải làm việc vượt quá mức cho phép và bị từ chối các quyền lợi chính đáng khiến ảnh hưởng lớn đến toàn bộ người lao động trong toàn bộ ngành May Mặc. Chính vì thế mà Hiệp hội Sản xuất Y phục Mỹ (nay là Hiệp hội Y phục và Da giày Mỹ) đã có các động thái để giải quyết vấn đề này.
Một lực lượng chuyên trách đã được thành lập cũng như ngay lập tức được khá nhiều ý kiến đóng góp của nhiều bên liên quan từ các thương hiệu, nhà cung cấp cho đến các cơ quan chính phủ và nhiều bên liên quan khác. Tuy nhiên để có thể đảm bảo được tính khách quan tối đa trong việc xác định cũng như đánh giá và giảm thiểu sự bóc lột lao động thì lực lượng này đã đề xuất thành lập một tổ chức bên thứ 3 độc lập với chính phủ và các công ty khác thực hiện công việc này Chính vì thế mà năm 2000 WRAP chính thức được ra đời.
MỤC TIÊU DÀI HẠN CỦA BỘ TIÊU CHUẨN WRAP
- Wrap nhằm đảm bảo rằng các cơ sở sản xuất hoạt động một cách an toàn, có trách nhiệm và đạo đức
- Wrap giúp thúc đẩy sản xuất hợp pháp, nhân đạo tại các cơ sở trên khắp thế giới
- Wrap giúp tuân thủ Trách nhiệm xã hội tập trung vào cấp độ cơ bản của chuỗi cung ứng
Wrap được xem là một chương trình cấp chứng nhận có tuân thủ các quy tắc xã hội độc lập một cách lớn nhất thế giới cho ngành may mặc. Đây được xem như là một bộ tiêu chuẩn thường được trích dẫn nhiều nhất khi cấp chứng nhận về tuân thủ Trách Nhiệm Xã Hội trong ngành dệt may.
Hiện tại có hơn 2700 cơ sở có chứng nhận WRAP và sử dụng hơn 2.5 triệu lao động trên khắp thế giới.
ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC WRAP CẤP CHỨNG NHẬN
Bộ tiêu chuẩn WRAP được tập trung vào việc đáp ứng các điều kiện về trách nhiệm xã hội cho doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp mà Wrap tập trung vào các sản phẩm trong những lĩnh vực như:
- Hàng may mặc
- Ngành điện tử
- Ngành giày dép
- Nội thất gia đình
- Ngành đồ chơi
NỘI DUNG CỦA BỘ TIÊU CHUẨN WRAP
Nội dung của bộ tiêu chuẩn WRAP cũng chính là 12 nguyên tắc mà chương trình chứng nhận WRAP này có đề cập đến.
- Tuân thủ luật pháp và các quy định nơi làm việc: Các tổ chức sẽ cần phải tuân thủ các yêu cầu của pháp luật tại các địa điểm mà họ kinh doanh. cơ sở phải tuân thủ luật pháp và quy định tại tất cả các địa điểm nơi họ tiến hành kinh doanh.
- Cấm lao động cưỡng bức: Các tổ chức, cơ sở không được sử dụng lao động không tự nguyện. Có hành vi cưỡng bức lao động, ép buộc lao động hoặc sử dụng người lao động từ buôn bán người. Đồng thời với các cơ sở cũng không được áp dụng bất cứ hình thức ép buộc nào đối với người lao động.
- Cấm lao động trẻ em: Với các tổ chức, cơ sở không được thuê bất kì người lao động nào dưới 14 tuổi hoặc dưới độ tuổi tối thiểu được quy định bởi luật để làm việc. Không được tuyển dụng bất kỳ người lao động nào mà khi làm việc có thể gây ảnh hưởng tới việc học tập bắt buộc.
- Cấm quấy rối hoặc lạm dụng: Các tổ chức không được có hành vi quấy rối hay lạm dụng từ cấp trên hoặc đồng nghiệp. Không được dung túng hoặc có các cử chỉ không đúng mực. Các hành vi bắt nạt bằng vũ lực hay lời nói khiếm nhã đe dọa vv
- Bồi thường và phúc lợi: Các tổ chức cần tiến hành chi trả ít nhất ở mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương và quốc gia tại khu vực tài phán,
- Giờ làm việc: Số giờ làm việc mỗi ngày và số ngày làm việc trong tuần không được phép vượt quá giới hạn của luật pháp nước sở tại. Sau 7 ngày làm việc liên tiếp sẽ có 1 ngày nghỉ cho người lao động. Cần đảm bảo tính minh bạch về số giờ làm việc để đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của người lao động.
- Cấm phân biệt đối xử: Các tổ chức, cơ sở tiến hành tuyển dụng, sử dụng người lao động và trả lương thưởng theo năng lực thực hiện công việc của họ thay vì dựa trên các đặc điểm cá nhân như chủng tộc, màu da, quốc tịch và địa vị vv.
- Sức khỏe và an toàn môi trường làm việc: Các tổ chức tiến hành cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Bên cạnh đó cần cung cấp một môi trường lành mạnh trong trường hợp nhà ở được cung cấp cho công nhân một cách cụ thể nhất.
- Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể: Với các tổ chức, cơ sở cần tôn trọng quyền của nhân viên về việc tự tham gia vào các hội nhóm và thương lượng tập thể trong việc đưa ra ý kiến, giài quyết các khiếu nại tại nơi làm việc.
- Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuần về môi trường: Các tổ chức, cơ sở cần tiến hành tuân thủ các quy tắc, các quy định cũng như tiêu chuẩn về môi trường để áp dụng cho các hoạt động của họ và thực hành có ý thức ở tất cả các địa điểm nơi họ hoạt động.
- Thực hiện đúng thủ tục thuế quan: Các tổ chức, cơ sở hoạt động cần thiết phải tuân thủ theo các luật của Hải Quan hiện hành. Cần thiết lập cũng như duy trì các chường trình tuân thủ theo lật Hải quan hiện hành .
- An ninh: Các cơ sở phải duy trì các quy trình an ninh để bảo vệ chống lại việc đưa hàng hóa không nằm trong danh sách vào các lô hàng xuất khẩu (Ví dụ như: Thuốc phiện, thuốc nổ, chất độc sinh học, hàng lậu,…).
LỢI ÍCH CỦA KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN WRAP CHO DOANH NGHIỆP
Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành áp dụng bộ tiêu chuẩn WRAP có thể đạt được những lợi ích khá thiết thực như sau:
Đối với doanh nghiệp:
- Áp dụng WRAP như một lời khẳng định cũng như cam kết của ban lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp trong việc thực hiện áp dụng cũng như duy trì việc cải tiến thường xuyên hệ thống Quản lý an toàn sức khỏe cho người lao động.
- Cần tiến hành đáp ứng với các yêu cầu của pháp luật đối với những yêu cầu bắt buộc của luật định.
- Cần nâng cao được danh tiếng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng và khách hàng và đối tác cùng các bên liên quan.
- Giảm thiểu tối đa các nguy cơ về an toàn sức khỏe tại nơi làm việc. Từ đó hạn chế các vụ tai nạn lao động có thể xảy ra có thể gây thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng cho các doanh nghiệp.
- Tăng năng suất, cải thiện khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ.
Đối với ngành may mặc:
- Với các nhà máy dệt may cần nhận thức rõ hơn được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như an toàn lao động cho công nhân.
- Tổ chức cần tiến hành thực hiện tốt hơn các vấn đề về nhân quyền, lao động trẻ em vv.
- Dần dần xóa bỏ những bất cập và bất công tại nơi làm việc
- Công nhân có thể yên tâm lao động và từ đó có thể giúp thúc đẩy được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày một tăng hơn.
CÁC LOẠI CHỨNG NHẬN WRAP TỪ THẤP ĐẾN CAO
Hiện nay có 3 mức độ chứng nhận Wrap khác nhau tùy thuộc vào việc thực thi cũng như đảm bảo cho việc hoàn thành theo bộ tiêu chuẩn Wrap
Chứng nhận Bạc (hiệu lực trong 6 tháng):
Với mức độ chứng nhận Bạc này thì được cấp cho cơ sở tuân thủ hầu hết 12 nguyên tắc. Không tuân thủ ở mức nhẹ các chính sách cũng như quy trình hoặc đào tạo có liên quan. Các cơ sở vật chất không được có bất kỳ hành vi không tuân thủ “cờ đỏ” nào (bao gồm lao động trẻ em; các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường; nhà tù, lao động cưỡng bức hoặc không tự nguyện; quấy rối hoặc lạm dụng nhân viên) và phải chứng minh rằng nhân viên được trả ít nhất mức lương tối thiểu hợp pháp và bất kỳ khoản bồi thường làm thêm giờ nào được yêu cầu.
Chứng nhận Vàng (hiệu lực trong 1 năm):
Được cấp cho cơ sở tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc.
Chứng nhận Bạch kim (hiệu lực trong 2 năm):
Được cấp cho cở sở tuân thủ đầy đủ 12 nguyên tắc trong 3 lần kiểm toán chứng nhận liên tiếp mà không phải thực hiện các hành động khắc phục nào.
Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:
- Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 0969 555 610
- Email: sales@intercertvietnam.com
Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ tiêu chuẩn WRAP như hiện nay. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng Hệ thống thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Intercert Việt Nam để được tư vấn Wrap chuyên nghiệp nhất.