Tiêu chuẩn UN MARK về Bao bì Đóng gói Hàng hóa Nguy hiểm

Ngày nay việc đảm bảo an toàn trong đóng gói vận chuyển với các loại hóa chất độc hại đang được chú trọng. Những dòng sản phẩm này thường sẽ không thể chứa đựng trong những bao bì thông thường được. Chúng sẽ được chứa đựng vận chuyển trong thùng riêng và tuân theo quy định tiêu chuẩn đặc biệt. Bộ tiêu chuẩn về bao bì hàng hóa nguy hiểm UN MARK ra đời nhằm đảm bảo đảm các tiêu chuẩn về hàng hóa nguy hiểm khi chứa đựng và vận chuyển lưu thông trên thị trường.

Tiêu chuẩn bao bì của Liên Hợp Quốc UN Mark là tiêu chuẩn mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng bao bì nên tim hiểu.

TIÊU CHUẨN UN MARK LÀ GÌ ?

UN Mark là tên gọi của Tiêu chuẩn về bao bì đóng gói cho Hàng hóa Nguy hiểm của Liên Hợp Quốc. Bộ tiêu chuẩn này có bao gồm tập hợp các quy định dành cho bao bì được Liên Hợp Quốc (UN) chấp thuận là bao bì đã được thiết kế, thử nghiệm cũng như chứng nhận để có thể cho phép vận chuyển một cách an toàn hàng hóa Nguy hiểm qua các con đường Bộ, biển, sắt và hàng không.

tiêu chuẩn tisax

UN MARK DÀNH CHO NHỮNG BAO BÌ NÀO?

Theo quy định của Liên Hợp Quốc thì các loại bao bì được chấp thuận có thể có nhiều dạng cũng như chất liệu và kích thước khác nhau. Với các loại bao bì này sẽ bao gồm có Thùng Phuy, can đựng, hộp và túi cộng bao bì hỗn hợp. Với vật liệu có đóng gói này rất đa dạng ví dụ như: thép, nhựa và ván ép vv.

Cụ thể thì bao bì được Liên Hợp Quốc chia ra làm 2 loại là bao bì kết hợp và bao bì đơn:

  • Bao bì kết hợp:

Đây chính là loại bao bì bên ngoài và bao bì bên trong. Bao bì bên ngoài có thể kể đến như hộp đựng bê trong cũng như bất kì loại vật liệu nào có thấm hút hoặc đệm nào khác để chứa các loại vật phẩm hoặc các chất nguy hiểm. Ví dụ như một hộp bê ngoài hoặc bên trong các chai thủy tinh cũng sẽ được coi là hàng hóa nguy hiểm.

  • Bao bì đơn:

Bao bì không yêu cầu bất kỳ bao bì nào khác bên trong để thực hiện chức năng ngăn chặn của chúng trong quá trình vận chuyển, ví dụ ở đây là thùng thép chứa trực tiếp hàng nguy hiểm.

TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN UN MARK?

Trong thực tế có rất nhiều hóa chất và các vật chất khác thể hiện một loạt các đặc tính có thể được coi là nguy hiểm. Ví dụ, chúng có thể ăn mòn, dễ nổ, có nguy cơ gây ra hỏa hoạn hoặc chứa chất độc hại. Ngoài ra, các chất nguy hiểm cũng bao gồm các sản phẩm như sơn, dung môi, thuốc trừ sâu,…

Hiện nay trên thị trường có chứa nhiều loại hóa chất với đặc tính nguy hiểm khác nhau. Một số ví dụ như: Khả năng ăn mòn, dễ cháy nổ, có nguy cơ gây ra hỏa hoạn và độc hại cho sức khỏe tính mạng con người.

tiêu chuẩn tisax

Việc vận chuyển những loại hàng hóa này cũng sẽ được quy định nhằm đảm bảo an toàn:

Cho người lao động

  • Cho người sử dụng
  • Đảm bảo an toàn cho phương tiện được sử dụng để vận chuyển chúng như máy bay, tàu thủy,…
  • Đảm bảo an toàn và các hàng hóa khác (như thực phẩm) được vận chuyển

Thực tế nhiều quốc gia này có đưa ra được những yêu cầu về việc nhập khẩu hàng hóa nguy hiểm cần phải được đóng gói đúng cách và vận chuyển cẩn thận. Hiện nay nổi lên là một số quốc iga như Châu Âu, Canada, Nhật Bản và Úc. Những nước này đều có những yêu cầu về hàng hóa Nguy hiểm hay chính là yêu cầu hàng hóa phải có chứng nhận UN Mark.

TẠI SAO CẦN CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN BAO BÌ CỦA LIÊN HỢP QUỐC UN MARK?

Những hàng hóa nguy hiểm chính là những sản phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của con người cũng như động vật và tài sản cũng như môi trường. Với những loại bao bì này được Liên Hợp Quốc phê duyệt và được thiết kế nhằm cho phép vận chuyển một cách an toàn cho những loại sản phẩm hàng hóa nguy hiểm đó.

Với mục đích ngăn ngừa sản phẩm hóa chất bị rò rỉ cũng như bị tiếp xúc ra môi trường bên ngoài. Ví dụ như nếu một trong những gói hàng có chứa những hàng hóa nguy hiểm bị rơi ra khỏi kệ hoặc toa xe hoặc hóa chất hoặc vật phẩm bên trong vẫn an toàn hoặc được chứa trong gói.

Thêm vào đó Liên Hợp Quốc có đưa ra được những quy dịnh nhằm giảm thiểu tốt những rủi roc ho người và động vạt cũng như môi trường bằng việc áp dụng bộ tiêu chuẩn UN MARK. Nhờ vậy đảm bảo rằng tất cả những người tham gia vào chuỗi vận chuyển đều biết chính xác những thứ được vận chuyển là gì , cách xử lý chúng và những việc cần làm khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn như thế nào.

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM

  • Đường Bộ: Quy định thông qua “Thỏa thuận liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quốc tế bằng đường bộ” (ADR)
  • Đường Sắt: Quy định liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đường sắt RID
  • Đường Thủy: Quy định của Hiệp định Châu Âu liên quan đến việc vận chuyển Quốc tế hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy nội địa – AND.
  • Đường biển: Có quy định theo Bộ luật Hàng Hải Quốc tế về hàng hóa nguy hiểm

tiêu chuẩn tisax

NHỮNG HƯỚNG DẪN GHI NHÃN VÀ ĐỌC HIỂU DẤU UN MARK

Khi tổ chức của bạn đạt được chứng nhận UN Mark thì sẽ được dán mã dấu Un lên trên bao bì. Mã UN chính là một chuỗi bao gồm có 6 mã được phân tách bằng dấu gạch chéo. Với mỗi một nhóm mã sẽ có cung cấp thông tin nhận dạng có liên quan về gói cụ thể đó. Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn về một số ví dụ về mã UN MARK được thể hiện như sau:

1. Cụm thông tin đầu tiên cho biết loại bao bì, vật liệu đóng gói, đầu đóng gói

Ví dụ 1A2 thể hiện thông tin đây là thùng thép có đầu hở, được Liên Hợp Quốc chứng nhận.

Cụ thể như sau:

Ký hiệu của Loại bao bì Ký hiệu của Vật liệu chứa Ký hiệu Đầu đóng gói hoặc Loại vách vật liệu
1 – Thùng Drums/Pails A – Thép Đối với thùng:

1 – Đầu đóng (Đầu không thể tháo rời)

2 – Đầu mở (Đầu có thể tháo rời)

2 – Thùng Barrels B – Nhôm
3 – Jerricans C – Gỗ Tự Nhiên
4 – Hộp D – Ván ép Đối với túi:

5M1 – Đa tường

5M2 – Nhiều vách, chống nước

5 – Túi F – Gỗ Hoàn Nguyên
6 – Bao Bì Composite G – Ván sợi
7 – Tiếp nhận áp lực H – Nhựa
13 – Thùng IBC, loại linh hoạt cho chất rắn L – Dệt may
31 – Thùng IBC, loại cứng dùng cho chất lỏng M – Giấy
N – Kim loại trừ thép hoặc nhôm
P – Đồ thủy tinh, sứ hoặc đồ đá

2. Thông tin thứ 2 cho biết về nhóm bao bì và mật độ vật liệu chứa đựng trên tổng trọng lượng sản phẩm.

Ví dụ Kí tự này cho biết loại bao bì này có thể có chứa lượng chất lỏng nguy hiểm ở mức độ trung bình cho đến thấp một cách an toàn với trọng lượng riêng sẽ <= 2.0

a) Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Với việc phân loại nhóm đóng gói hàng hóa nguy hiểm sẽ được thực hiện và sử dụng để phân loại vật liệu nguy hiểm trở thành các nhóm khác nhau dựa trên mức độ nguy hiểm của chúng. Với việc phân loại bao bì này cấp độ nhóm đóng gói sẽ được biểu thị bằng chữ số la mã và được xác định bởi mức độ nguy hiểm do vật liệu gây ra.

Nhóm đóng gói I (Ký hiệu X)

Đây là nhóm vật liệu có mối nguy hiểm lớn nhất và mức độ nguy hiểm cao: Một ví dụ có thể đưa ra chính là:

  • Chất nổ có nguy cơ nổ hàng loạt (Ví dụ: Thuốc nổ)
  • Chất lỏng cực kỳ dễ cháy (Ví dụ: Xăng)
  • Các chất có độc tính cao (Ví dụ: Xyanua)

Nhóm đóng gói II (Ký hiệu Y)

Đây là nhóm vật liệu đóng gói II có mức độ nguy hiểm ở mức trung bình. Bao gồm có:

  • Chất lỏng dễ cháy có điểm chớp cháy thấp hơn (Ví dụ: Nhiên liệu diesel)
  • Các chất độc hại vừa phải (Ví dụ: Thuốc trừ sâu)
  • Vật liệu có nguy cơ nổ vừa phải (Ví dụ: Pháo hoa)

Nhóm đóng gói III (Ký hiệu Z)

Với loại vật liệu này thuộc nhóm đóng gói III có mức độ nguy hiểm thấp nhất. Trong đó có các nhóm vật liệu đóng gói của Liên hợp quốc như:

  • Chất lỏng dễ cháy có điểm chớp cháy cao hơn (Ví dụ: Dầu hỏa)
  • Các chất độc hại nhẹ (Ví dụ: Hóa chất tẩy rửa)
  • Vật liệu có nguy cơ cháy nổ thấp (Ví dụ: Diêm an toàn)

b) Mật độ hoặc trọng lượng riêng của vật liệu đóng gói/tổng trọng lượng:

Với những loại chất lỏng hoặc gel thì sẽ có những dấu hiển thị ở mật độ cùng với trọng lượng riêng của chất đó. Với loại bao bì có tiến hành dành cho loại chất rắn hoặc có bao bì ở bê trong cũng như những dấu hiệu cũng sẽ cho biết được tổng của khối lượng tối đa (theo kg)

3. Cụm thông tin thứ ba cho biết áp suất thủy tĩnh hoặc ký hiệu “S”

Cụm thông tin thứ 3 này cho biết áp suất thủy tĩnh có thể bao bì chịu được. Ví dụ như con số 98 biểu thị bao bì chịu được áp suất lên đến 98 kilopascal trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

4. Cụm thông tin thứ tư cho biết năm bao bì được sản xuất

Ví dụ 10 tức là bao bì được sản xuất năm 2010.

Với hai chữ số cuối của năm sản xuất thì điều quan trọng cần phải nhớ chính là bao bì nhựa sẽ được Liên Hợp Quốc có thể được phê duyệt chẳng hạn như Jerrican nhựa 3H1, sẽ có thời hạn sử dụng 5 năm kể từ ngày sản xuất và không thể sử dụng làm bao bì để vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài ngày này.

5. Cụm thông tin thứ năm cho biết quốc gia sản xuất bao bì

Ví dụ UK là bao bì được sản xuất tại Vương quốc Anh.

Một số ký hiệu quốc gia khác như F (Pháp), USA (Hoa Kỳ),…

6. Cụm thông tin thứ sáu cho biết mã duy nhất của nhà sản xuất bao bì được chứng nhận UN Mark

Ví dụ OA30900

Thông tin liên hệ Intercert Việt Nam:

  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0969 555 610

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống quản lý chất lượng ISO 27001. Hy vọng doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin về tiêu chuẩn này và có thêm kinh nghiệm để triển khai cũng như xây dựng QMS thành công, hỗ trợ tốt cho hoạt động sàn xuất, kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

OHSAS 18001 là gì ? Tầm quan trọng của OHSAS 18001.

OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe...

Sự khác biệt giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Để ngăn ngừa và hạn chế các sự cố tại nơi làm việc, các doanh...

Hướng dẫn thực hiện ISO 45001 chi tiết

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn sức...

Thực hiện kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018

Kế hoạch đánh giá nội bộ ISO 45001:2018 là một phần quan trọng đối với...

Doanh nghiệp có bắt buộc làm ISO 14001 hay không ?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường đã...

Tư vấn FSC cho Công ty TNHH Venus Furnisher

Là Doanh Nghiệp có tiếng tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Venus Furnisher chuyên...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá