ISO 22000:2018

Vấn đề về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Nhiều thông tin cho thấy những vấn đề thiếu sót trong chuỗi cung ứng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng của người dùng. Vậy nên việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là rất quan trọng, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. 

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? 

Tiêu chuẩn ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống an toàn thực phẩm do tiêu chuẩn ISO ban hành. Đây là sự kết hợp và bổ sung các yếu tố cốt lõi của HACCP và ISO 9001 để cung cấp khuôn khổ cho sự phát triển, thực hiện, giám sát cũng như cải tiến liên tục Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. 

Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu để xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm và được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. 

ISO 2000:2018 là gì? 

ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất được các doanh nghiệp áp dụng áp dụng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho chuỗi cung ứng. Phiên bản này được sửa đổi một số điều khoản từ phiên bản 2015, đáp ứng mọi thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời đại hiện nay. 

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018  là bộ tiêu chuẩn về hệ thống an toàn thực phẩm do tiêu chuẩn ISO ban hành
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018  là bộ tiêu chuẩn về hệ thống an toàn thực phẩm do tiêu chuẩn ISO ban hành

Theo đó, những doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận cũ sẽ chuyển sang phiên bản 2018 trước ngày 16/6/2012. Bởi sau ngày này, tiêu chuẩn phiên bản 2015 sẽ hết hiệu lực, không còn giá trị sử dụng. 

Tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 có nội dung tương đương với ISO 22000:2018 được ban hàng rộng rãi trên toàn thế giới. 

Phiên bản ISO 22000:2018 có gì khác? 

So với biên bản năm 2015, phiên bản 2018 có những thay đổi như sau: 

  • Cấu trúc bậc cao: Doanh nghiệp dễ dàng tích hợp với hệ thống quản lý, có cấu trúc tương tự như những phiên bản trước đó của ISO. 
  • Chu trình PDCA: Tiêu chuẩn này sử dụng khái niệm PDCA ở 2 cấp độ. Cấp độ thứ nhất bao trùm toàn bộ khuôn khổ của FSMS, trong khi đó cấp độ 2 bao trùm các quá trình điều hành FSMS. 
  • Quá trình hoạt động: Mô tả rõ ràng sự khác biệt giữa các thuật ngữ như: Điểm kiểm soát tới thời hạn CCP, Chương trình tiên quyết PRPs, Chương trình tiên quyết điều hành OPRPs… 

Đối tượng nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018? 

ISO 22000 là tiêu chuẩn tự nguyện, áp dụng được với toàn bộ tổ chức trong chuỗi thực phẩm và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng, không phân biệt quy mô, độ phức tạp…. Trong đó, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sau đặc biệt phù hợp để áp dụng: 

  • Doanh nghiệp làm về nông trại, trang trại sữa, ngư trường. 
  • Sản xuất ngũ cốc, đồ uống, bánh mì, thực phẩm đông lạnh và đóng hộp. 
  • Đơn vị chuyên chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá… 
  • Công ty cung cấp dịch vụ về thực phẩm như nhà hàng, khách sạn, cửa hàng đồ ăn nhanh, bệnh viện hoặc nhưng cửa hàng bán thực phẩm lưu động. 
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ phân phối, lưu trữ, vận chuyển thực phẩm. 
  • Cơ chế cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu, chất phụ gia… 
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ vệ sinh, dọp dẹp, đóng gói thực phẩm. 
Doanh nghiệp thực phẩm nên áp dụng ISO 2200:2018
Doanh nghiệp thực phẩm nên áp dụng ISO 2200:2018

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có lợi ích gì? 

ISO 22000 không phải là chứng nhận bắt buộc phải có tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng bởi nó mang đến nhiều lợi ích: 

  • Giúp doanh nghiệp tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường quốc tế và tăng lợi nhuận bởi ISO 22000 được chấp nhận trên toàn thế giới. 
  • ISO giúp doanh nghiệp kiểm soát sản xuất tốt hơn và kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ. 
  • Khi áp dụng ISO 22000:2018 doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các chương trình GMS, SSOP, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề với thực phẩm, qua đó giảm rủi ro, nguy cơ sai lỗi liên quan đến an toàn thực phẩm. 
  • Giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin, uy tín đối với khách hàng, đối tác, tăng cơ hội trúng thầu. 
  • Khi tổ chức đạt chứng nhận ISO 22000 thì cũng được miễn Giấy phép an toàn thực phẩm. 
  • Được xem xét miễn giảm, kiểm tra các vấn đề liên quan từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Vì sao ISO 22000 quan trọng với doanh nghiệp thực phẩm? 

Hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm đều áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tại sao vậy? Thực tế, ISO 22000 chính là yếu tố quyết định tất cả những sản phẩm thành công về chất lượng an toàn thực phẩm. 

Nếu doanh nghiệp không đạt chứng nhận ISO 22000, sản phẩm của bạn sẽ không thể cạnh tranh với những doanh nghiệp có cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lý do là vì chứng nhận ISO 22000:2018 được xem như bằng chứng chứng minh doanh nghiệp của bạn có đủ khả năng sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đáp ứng mọi yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc tế. Điều này khiến đối tác, khách không tin tưởng và không hợp tác kinh doanh. 

Nhưng nếu doanh nghiệp áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000:2018 thì tất cả những điều này có thể thay đổi. Có thể nói đạt được tiêu chuẩn này mang đến 2 lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp thực phẩm gồm: 

  • Tăng niềm tin với các khách hàng và đối tác. 
  • Duy trình danh tiếng và thương hiệu cho tổ chức. 

Ngoài ra, áp dụng ISO 22000 giúp công ty lường trước các rủi ro, mối nguy ảnh hưởng đến sản phẩm. Từ đó đưa ra những giải pháp để kiểm soát, giảm thiểu, loại bỏ, tạo hệ thống kiểm soát thống nhất và chặt chẽ. Đây là cách giúp doanh nghiệp giảm các chi phí xử lý/thu hồi sản phẩm không đạt yêu cầu, từ đó giảm chi phí toàn doanh nghiệp và tăng lợi nhuận. 

Bộ tiêu chuẩn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Bộ tiêu chuẩn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Quy trình tư vấn và cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp thực phẩm 

Bước 1: Khai thác thông tin 

Doanh nghiệp đăng ký tư vấn chứng nhận ISO 22000 sẽ được đơn vị cấp chứng nhận gửi danh sách thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: Quy mô, nhân sự, sản phẩm…. để xem xét và đánh giá. Nếu hai bên đồng ý thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. 

Bước 2: Đánh giá, khảo sát 

Tổ chức thành lập đoàn chuyên gia khảo sát và đánh giá sơ bộ về tình hình thực tế doanh nghiệp, ví dụ như: Máy móc thiết bị, nhà máy sản xuất, nhân sự, nguyên liệu đầu vào…. Qua đó hình dung rõ nhất về chân dung khách hàng, xây dựng được tài liệu và quy trình áp dụng đối với doanh nghiệp. 

Bước 3: Đào tạo và hướng dẫn 

Sau khi đã khảo sát tại doanh nghiệp, tổ chức sẽ thực hiện: 

  • Tổ chức khóa đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp để nhân sự hiểu về ISO 22001. 
  • Hướng dẫn viết quy trình, soạn tài liệu theo yêu cầu của ISO để phục vụ hoạt động sau này của doanh nghiệp. 
  • Thống nhất ban hàng tài liệu, phân phối đến phòng ban, tổ chức khóa đào tạo đánh giá nhân viên nội bộ và hướng dẫn triển khai sự án kỹ thuật, duy trì hệ thống. 
  • Sau đó các thành viên trở thành đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp, giúp duy trì hệ thống cho đơn vị của mình. 

Bước 4: Đánh giá nội bộ 

Chuyên gia của các tổ chức kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ để thực hiện đánh giá toàn bộ.  

Bước 5: Đánh giá ISO 22001:2018 

Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia xuống để đánh giá mức độ phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 22001:2018. 

Bước 6: Cấp chứng nhận 

Kết thúc đánh giá, khắc phục lỗi nếu có, doanh nghiệp sẽ gửi đầy đủ thông tin cho đơn vị chứng nhận và đợi giấy chứng nhận 22000.  

Bước 7: Đánh giá, giám sát lại 

Chứng nhận ISO 22000:2018 có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp. Tới thời hạn quy định, Tổ chức sẽ thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Đây sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận. 

Thời gian đánh giá giám sát thường là 12 tháng/lần. 

Các bước doanh nghiệp áp dụng để được cấp chứng nhận
Các bước doanh nghiệp áp dụng để được cấp chứng nhận

Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 

Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bao gồm: 

  • Có chính sách An toàn thực phẩm tổng thể cho doanh nghiệp, phải do lãnh đạo cao nhất  phát triển. 
  • Có mục tiêu để thúc đẩy nhân viên trong công ty tuân thủ chính sách này. 
  • Có kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý, tài liệu hóa hệ thống. 
  • Lưu giữ toàn bộ hồ sơ về hiệu suất của hệ thống. 
  • Thành lập một nhóm với những cá nhân có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. 
  • Xác định các thủ tục liên quan để giao tiếp hiệu quả với những bên liên quan cũng như nội bộ. 
  • Có kế hoạch rõ ràng cho những trường hợp bất ngờ, khẩn cấp. 
  • Cung cấp đủ nguồn lực để vận hành hiệu quả, gồm nhân viên có trình độ và cơ sở hạ tầng. 
  • Tuân thủ theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP. 
  • Thiết lập được hệ thống để truy xuất nguồn gốc, xác định sản phẩm. 
  • Duy trì quy trình được thành lập thành văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm. 
  • Điều khiển các thiết bị giám sát cũng như đo lường. 
  • Liên tục cải tiến FSMS. 
  • Tiến hành thiết lập và duy trì chương trình kiểm toán nội bộ. 

Tổ chức thực hiện đào tạo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 

Intercert Việt Nam là đơn vị uy tín trong tư vấn, đào tạo các chứng chỉ ISO, trong đó có ISO 22000:2018. Intercert có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng các chính sách ưu đãi tốt cho khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng có được chứng chỉ và tối đa chi phí nhất có thể. 

Doanh nghiệp muốn tư vấn chi tiết về dịch vụ của Intercert Việt Nam có thể liên hệ qua: 

  • Công ty Intercert Việt Nam 
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Hotline: 0969.555.610 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng Nhận ISO 14064:2018 – Kiểm Kê Khí Nhà Kính

Hiện nay việc phát thải khí nhà kính quá mức đã khiến môi trường sống...

Chứng Nhận UN MARK – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa Quốc tế cũng như trong nước có nhiều...

Chứng Nhận Carb P2 – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Với mục đích đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại Mỹ kiểm soát...

Chứng Nhận Enplus – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Hiện nay thị trường nhiên liệu chất đốt đang cực kì phát triển nhất là...

Chứng Nhận PEFC – Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Trong những bộ tiêu chuẩn về rựng hiện nay thì PEFC là một tiêu chuẩn...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá