ISO 14001:2015

Bảo vệ môi trường đang là vấn đề nhức nhối và được chính phủ của các quốc gia quan tâm. Có nhiều chương trình, chính sách khác nhau về bảo vệ môi trường, trong đó có thể kể đến ISO 14001. Vậy tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là gì, doanh nghiệp nào nên áp dụng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Intercert Việt Nam. 

ISO 14001:2015 là gì? 

ISO 14001:2015 là chứng nhận quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được với mọi doanh nghiệp, tổ chức, không phân biệt ngành nghề, quy mô lớn nhỏ. ISO 14001 là khung chuẩn, định hướng cho doanh nghiệp, tổ chức quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình.

ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn 14000 được ban hành vào năm 1996. Hiện tại đã có 3 biên phản chính thức, cụ thể:

  • Năm 1992: ISO 9000 thành công đã khiến ISO ra đời thêm bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
  • Năm 1996: ISO ra mắt phiên bản ISO 14000 đầu tiên.
  • Năm 2004: ISO sửa đổi tiêu chuẩn tiêu chuẩn thành ISO 14001:2014.
  • Năm 2015: ISO 14001:2015 được xuất bản với hạn chuyển đổi là 3 năm.
  • Năm 2018: ISO 14001:2014 chính thức bị loại bỏ.
  • Năm 2018: Các công ty chứng nhận ISO 14001:2004 được yêu cầu phải nâng cấp lên ISO 14001:2015.
ISO 14001:2015 là chứng nhận quốc tế về hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001:2015 là chứng nhận quốc tế về hệ thống quản lý môi trường

Với ISO 14001:2015, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ bối cảnh của mình để từ đó có giải pháp tối ưu hiệu quả quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cũng đề cao vai trò của lãnh đạo trong việc quản lý môi trường. Nhờ đó nên doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu suất lao động mà vẫn đảm bảo các tiêu chí liên quan đến bảo vệ môi trường. Qua đó nâng cao lòng tin đối với khách hàng cũng như đối tác và các bên có liên quan.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam áp dụng tiêu chí này và nhận thấy hiệu quả của nó.

Sự khác biệt giữa ISO 14001:2015 và ISO 14001:2004 

So với ISO 14001:2004, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 có những cải tiến như:

  • Mở rộng phạm vi về hệ thống quản lý môi trường.
  • Bắt buộc có sự tương tác đối với các bên bên ngoài.
  • Có bắt buộc về sự tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Cần có kế hoạch và kiểm soát dự trên rủi ro.
  • Yêu cầu tài liệu mới.
  • Có sự mở rộng yêu cầu kiểm soát hoạt động môi trường.
  • Có những thay đổi về năng lực và yêu cầu nhận thức.
  • Tăng chi phí chứng nhận.
  • Có tác động đến chương trình kiểm toán nội bộ.

Mục đích khi doanh nghiệp áp dụng ISO 14001:2015 

Các mục đích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đó là:

  • Mục đích khi doanh nghiệp áp dụng đó là nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý các tài nguyên về môi trường, qua đó giảm thiểu tối đa sự lãng phí, chi phí không đáng phát sinh cho doanh nghiệp.
  • Việc áp dụng ISO 14001 cũng là một cách chứng minh sự tuân thủ nghiêm túc với các quy định, luật định của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến môi trường. Qua đó doanh nghiệp sẽ được xem xét hoặc miễn giảm các cuộc đánh giá, kiểm tra, giảm nguy cơ bị chịu phạt do các luật liên quan đến môi trường trong sản xuất, kinh doanh.
  • Triển khai ISO 14001 cũng là cơ sở để khách hàng, đối tác tin tưởng doanh nghiệp, là bằng chứng cho sự quan tâm của doanh nghiệp đối với môi trường. Qua đó xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự uy tín và cạnh tranh trên thị trường.

Khi áp dụng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần xác định những rủi ro có thể xảy ra để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hoặc hành động để khắc phục. Sau đó doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh, cải tiến kịp thời để tránh các rủi ro có thể xuất hiện lại trong tương lai.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Đối tượng nào nên áp dụng ISO 14001:2015? 

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động đến môi trường, đặc biệt là những công ty muốn thực hiện/cải tiến công tác quản lý môi trường của hệ thống.

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các loại hình sản xuất cần chứng nhận ISO 14001 gồm có:

Nhóm 1 

  • Doanh nghiệp khai thác và làm giàu quặng khoáng sản độc hại.
  • Doanh nghiệm luyện kim, tinh chế và chế biến khoáng sản độc hại.
  • Doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy hoặc ván sợi.
  • Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học.
  • Doanh nghiệp nhuộm sợi, giặt mài, nhuộm vải.
  • Doanh nghiệp lọc hóa dầu.
  • Doanh nghiệp nhiệt điện than, khí hóa than, điện hạt nhân, sản xuất than cốc….

Nhóm 2 

  • Doanh nghiệp, công ty chế biến mủ cao su.
  • Doanh nghiệp chế biến rượu, bia, bột ngọt, bột sắn, cồn công nghiệp.
  • Doanh nghiệp, công ty chế biến mía đường.
  • Doanh nghiệp chế biến chế biến thủy sản, gia cầm, gia súc.
  • Doanh nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.

Nhóm 3 

  • Doanh nghiệp xử lý, tái chế chất thải, dùng phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
  • Doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất.
  • Doanh nghiệp, công ty sản xuất pin, ắc quy.
  • Doanh nghiệp sản xuất clinker.
Các doanh nghiệp về dệt may, nhuộm vải nên áp dụng tiêu chuẩn này
Các doanh nghiệp về dệt may, nhuộm vải nên áp dụng tiêu chuẩn này

Áp dụng ISO 14001:2015 mang lại những lợi ích gì? 

Khi áp dụng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

Về mặt quản lý 

  • ISO 14001 là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp xác định cũng như quản lý toàn diện mọi vấn đề về môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kiểm soát các mối nguy về môi trường, đáp ứng được những yêu cầu từ đối tác, khách hàng cũng như quy định từ pháp luật.
  • Tăng hiệu quả quản lý rủi ro, phòng ngừa những sự cố về môi trường có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường, có điều chỉnh, cải tiến kịp thời với bối cảnh hiện tại.

Về mặt thương hiệu 

Hệ thống ISO 14001: 2015 cũng có ý nghĩa trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu:

  • Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, người tiêu dùng.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, giữ vững thị phần trên thị trường, là cơ sở để khách hàng mới tin tưởng vào sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
  • Là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó tạo niềm tin cho đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ….
  • Đây cũng là cầu nối để doanh nghiệp thực hiện kết nối thương mại quốc tế.

Về mặt tài chính 

ISO 14001 có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, hóa chất ở đầu vào. Điều này rất quan trọng, đặc biệt khi chi phí mua sắm nguyên vật liệu đang ngày một tăng cao vì tài nguyên cạn kiệt.

Đồng thời, hệ thống quản lý môi trường giúp tối ưu chi phí hoạt động, vận hành doanh nghiệp nhờ việc giảm chi phí xử lý do ngăn ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14001 gồm 10 phần:

  1. Phạm vi áp dụng.
  2. Tài liệu viện dẫn.
  3. Thuật ngữ và định nghĩa.
  4. Bối cảnh của tổ chức.
  5. Sự lãnh đạo.
  6. Hoạch định.
  7. Hỗ trợ.
  8. Thực hiện.
  9. Đánh giá kết quả thực hiện.
  10. Cải tiến.
Cấu trúc 10 phần của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Cấu trúc 10 phần của tiêu chuẩn ISO 14001:2015

Trong 10 phần này doanh nghiệp cần chú trọng đến các phần sau đây.

  • Bối cảnh tổ chức: Doanh nghiệp cần xác định được các vấn đề còn tồn đọng bên trong và bên ngoài. Những yếu tố này thường là mục đích, điều kiện môi trường cũng như những ảnh hưởng trực tiếp với các hoạt động bên ngoài.
  • Lãnh đạo: Đây là yếu tố quan trọng được đề cập đến ở tiêu chuẩn 14001:2105. Người lãnh đạo phải có cam kết về hệ thống quản lý môi trường, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì, hệ thống với phạm vi đã xác định trước đó
  • Hoạch định: Doanh nghiệp cần xác định được rủi ro, cơ hội có liên quan khi áp dụng ISO 14001. Ngoài ra, tổ chức cần có mục tiêu cụ thể, nhất quán với chính sách môi trường.
  • Đánh giá kết quả: Doanh nghiệp cần theo dõi, đo lường dựa theo chuẩn mực để đánh giá được kết quả hoạt động. Các buổi đánh giá cần theo đúng tần suất đã được hoạch định trước đó.
  • Cải tiến: Doanh nghiệp xác định cơ hội cải tiến và thực hiện các hành động để đạt được kết quả như mình mong muốn.

Các bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001:2015 

Để đạt được chứng chỉ ISO 14001:2015, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Tìm hiểu về tiêu chuẩn 

Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về tiêu chuẩn ISO 14001:2015, hiểu về nó để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành đúng nhất, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Chỉ khi hiểu rõ về tiêu chuẩn này thì các bước sau mới diễn ra suôn sẻ, đồng thời tránh tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.

Thực hiện đánh giá ban đầu 

Doanh nghiệp phân tích, đánh giá hoạt động quản lý môi trường của công ty ở thời điểm hiện tại. Những việc này có thể kể đến như: Phân tích bối cảnh doanh nghiệp, các quy trình đang áp dụng… Sau đó cần đánh giá kết quả đạt được từ những hoạt động này, tiến hành so sánh mức độ phù hợp của chúng với yêu cầu của ISO 14001.

Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn cơ bản về hoạt động quản lý môi trường, đánh giá được điểm tốt và những thiếu sót đang tồn đọng, từ đó có kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn sao cho phù hợp.

Lập kế hoạch ISO 14001 

Doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể cho việc triển khai hệ thống ISO 14001. Kế hoạch phải được ghi lại dưới dạng văn bản và được lãnh đạo trước khi áp dụng trên toàn thể doanh nghiệp.

Khi lên kế hoạch cho ISO 14001 bạn cần lưu ý:

  • Xác định rõ các quy định, luật định về môi trường tại nơi doanh nghiệp hoạt động cũng như của nhà nước và các tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường.
  • Xác định về môi trường, hoạt động sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp có thể tác động được.
  • Xác định phương pháp, quy trình để đạt được mục tiêu về môi trường đã đề ra.

Đào tạo cho doanh nghiệp về ISO 14001 

Tổ chức cần thông tin cho nhân viên trong công ty về kế hoạch ISO 14001. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có những khóa học đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn này. Việc đào tạo cần đảm bảo toàn thể cá nhân hiểu ISO 14001 về lý thuyết cũng như cách thực hiện.

Lập hồ sơ 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ gồm các quy trình, thủ tục, biểu mẫu, hướng dẫn… liên quan đến vận hành, kiểm soát hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2016.

Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết quy trình chứng nhận theo sơ đồ này
Doanh nghiệp có thể tham khảo chi tiết quy trình chứng nhận theo sơ đồ này

Triển khai và theo dõi 

Doanh nghiệp tiến hành triển khai các hoạt động quản lý theo quy trình đã làm ở bước kế hoạch. Việc này cần thực hiện đồng thời cho toàn bộ cá nhân trong doanh nghiệp.

  • Khi có sự thay đổi trong các khía cạnh môi trường, doanh nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục, cải tiến nhằm duy trì hiệu lực, hiệu quả của ISO 14001.
  • Khi có thay đổi thì cần ghi chép rõ ràng, cụ thể và đưa ra các thông báo đến nhân viên, bộ phận liên quan để đảm bảo sự nhất quán toàn diện.

Đánh giá nội bộ 

Đánh giá nội bộ nhằm nhìn lại quy trình và các hoạt động một cách tổng quan nhất. Nội dung đánh giá cũng được ghi chép cẩn thận, lưu dưới dạng hồ sơ để phục vụ cho việc đánh giá cũng như ra chứng nhận sau này.

Nội dung doanh nghiệp đánh giá bao gồm:

  • Mức độ hoàn thành đánh giá so với mục tiêu.
  • Mức độ doanh nghiệp tuân thủ các vấn đề về môi trường được quy định.
  • Hành động khắc phục sau đó không phù hợp với kết quả đánh giá những hành động này.

Đánh giá xem xét và chứng nhận 

Đến bước này doanh nghiệp đã sẵn sàng đánh giá và xem xét hệ thống an toàn môi trường. Bạn cần lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp, đăng ký chứng nhận ISO 14001 với tổ chức này. Nếu không lựa chọn đúng tổ chức thì những bước đã làm ở trên có thể khiến doanh nghiệp lãng phí tiền bạc, công sức.

Khi nhận bản đăng ký, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp. Từ kết quả đó mà sẽ biết được doanh nghiệp có được cấp chứng chỉ 14001 không hoặc cần cải thiện những điều gì để có thể đạt được chứng nhận.

Duy trì chứng nhận 

Khi đã được chứng nhận, doanh nghiệp cần duy trì hiệu lực ISO 14001 bằng cách thực hiện, đánh giá và cải tiến các quy trình trong hệ thống.

Hiệu lực của chứng nhận có thời hạn 3 năm và doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống quản lý môi trường được vận hành hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh tới môi trường cùng các yếu tố liên quan.

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 hiện khá phổ biến và được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng. Doanh nghiệp có thể tham khảo và đăng ký tư vấn chứng chỉ này để nâng cao thương hiệu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

  • Công ty Intercert Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng Nhận ISO 14064:2018 – Kiểm Kê Khí Nhà Kính

Hiện nay việc phát thải khí nhà kính quá mức đã khiến môi trường sống...

Chứng Nhận UN MARK – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa Quốc tế cũng như trong nước có nhiều...

Chứng Nhận Carb P2 – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Với mục đích đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại Mỹ kiểm soát...

Chứng Nhận Enplus – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Hiện nay thị trường nhiên liệu chất đốt đang cực kì phát triển nhất là...

Chứng Nhận PEFC – Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Trong những bộ tiêu chuẩn về rựng hiện nay thì PEFC là một tiêu chuẩn...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá