Đánh Giá BSCI: Trách Nhiệm Xã Hội

Trách nhiệm xã hội cho Doanh Nghiệp hiện nay được các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng quan tâm. Trong số này bộ tiêu chuẩn BSCI được áp dụng khá nhiều cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế mở rộng kinh doanh. Bằng chứng hàng năm hàng trăm đánh giá BSCI đã được cấp cho tổ chức giúp đảm bảo trách nhiệm xã hội và phúc lợi của doanh nghiệp cho người lao động và bảo vệ môi trường. Bài viết này Intercert Việt Nam xin chia sẻ cho bạn về đánh giá BSCI và quy trình đánh giá BSCI cho doanh nghiệp.

TIÊU CHUẨN BSCI LÀ GÌ ?  

BSCI – viết tắt của Business Social Compliance Initiative là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Tiêu chuẩn ra đời năm 2003 theo đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương FTA. BSCI được thiết lập với mục tiêu là cải thiện điều kiện việc làm trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng việc cam kết mạnh mẽ của những người tham gia thực hiện hệ thống.

Đánh Giá BSCI: Trách Nhiệm Xã Hội
Đánh Giá BSCI: Trách Nhiệm Xã Hội

Bộ tiêu chuẩn BSCI đề cập đến 11 nội dung chính gồm: 

  • Tự do lập hội.
  • Trả thù lao công bằng.
  • An toàn sức khỏe và nghề nghiệp.
  • Bảo vệ lao động trẻ tuổi.
  • Hệ thống quản lý xã hội.
  • Kinh doanh có đạo đức.
  • Không phân biệt đối xử.
  • Đáp ứng giờ làm việc.
  • Không sử dụng lao động trẻ em.
  • Không cưỡng bức lao động.
  • Bảo vệ an toàn môi trường.

Tư vấn Từ Chuyên Gia

DOANH NGHIỆP NÀO NÊN ÁP DỤNG BSCI ?

Có thể thấy được các tổ chức, doanh nghiệp khi tiến hành tham gia vào chuỗi cng ứng toàn cầu đều có thể áp dụng BSCI cho tổ chức của mình. Không phân biệt quy mô hay ngành nghề và vị trí địa lý đều có thể áp dụng bộ tiêu chuẩn này. Một số loại hình doanh nghiệp khá phù hợp được liệt kê như sau:

  • Sản xuất hàng hóa xuất đi thị trường châu Âu.
  • Có chuỗi cung ứng sản phẩm phức tạp.
  • Cam kết với các trách nhiệm xã hội.
đánh giá bsci
đánh giá chứng nhận bsci

CHỨNG NHẬN BSCI ĐƯỢC HIỂU NHƯ NÀO ?

Chứng nhận BSCI hay đánh giá cấp báo cáo BSCI (BSCI Certification) là hoạt động đánh giá do tổ chức chứng nhận BSCI có thẩm quyền thực hiện. nhằm đánh giá sự phù hợp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Sau khi tổ chức, doanh nghiệp đạt được đúng các yêu cầu mà bộ quy tắc BSCI đề ra thì tổ chức sẽ nhận được bản đánh giá BSCI kèm với số điểm tương ứng.

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP KHI ĐÁNH GIÁ BSCI

Với những tổ chức, doanh nghiệp đã đánh giá BSCI được hạng cao có thể đạt được khá nhiều lợi ích một cách tối đa cho doanh nghiệp.

  • Nâng cao hình ảnh công ty: BCSI thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội, đạo đức doanh, qua đó nâng cao uy tín đối với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều thị trường mới, đặc biệt là châu Âu.
  • Tăng năng suất hoạt động: Áp dụng BSCI cũng là cách giúp doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất, tinh thần của người lao động. Qua đó giảm thiểu những rủi ro về vi phạm pháp luật hay các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội.
  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: BSCI giúp giám sát, cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà cung cấp, giúp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi, giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi vi các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội.
  • Tối ưu chi phí: Khi sở hữu chứng nhận BSCI doanh nghiệp sẽ giảm thiểu chi phí cho các hoạt động kiểm tra, đánh giá, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu lãng phí và tăng cơ hội cạnh tranh.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn BSCI còn giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận đến sự đầu tư, các khoản vay từ quốc tế, đồng thời thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn.

Nhận Báo Phí Ưu Đãi

MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ BSCI CHO DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của việc tổ chức, doanh nghiệp đạt được đánh giá BSCI chính là việc thể hiện cam kết đảm bảo hoạt đọng có trách nhiệm xã hội.

Những mục tiêu dài hạn mà BSCI theo đuổi gồm:

Khuyến khích điều kiện lao động được xã hội chấp nhận 

BSCI nói về tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường làm việc mà mọi người đều được đối xử công bằng, các quyền cơ bản của người lao động được đảm bảo. Xa hơn là thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo điều kiện lao động được chấp nhận như một tiêu chuẩn tự nhiên, không phải chỉ là yêu cầu.

Đánh Giá BSCI: Trách Nhiệm Xã Hội
Đánh Giá BSCI: Trách Nhiệm Xã Hội

Hoạt động thương mại cởi mở và bền vững 

BSCI hướng tới việc kinh doanh không chỉ dựa trên lợi nhuận mà còn dựa theo trách nhiệm xã hội và môi trường. Mục tiêu là biến đổi cách các doanh nghiệp quản lý tài nguyên, sản xuất, tiếp thị để đảm bảo tính bền vững.

ng hộ điều kiện làm việc an toàn, công bằng 

Tiêu chuẩn đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cũng như công bằng trong điều kiện làm việc, đặc biệt là tại các đất nước có nhà cung cấp của doanh nghiệp. Mong muốn dài hạn là tạo ra sự thay đổi đáng kể trong việc cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động dù họ làm việc ở đâu.

Thể hiện cam kết của doanh nghiệp 

BSCI không đơn thuần chỉ là một tiêu chuẩn mà doanh nghiệp tuân thủ mà còn là lời cam kết của doanh nghiệp để đảm bảo sự công bằng trong ngành sản xuất. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp thể hiện sự cam kết của mình với việc cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng cộng đồng quốc tế tôn trọng quyền con người.

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ BSCI CHO DOANH NGHIỆP

Để giúp doanh nghiệp nhanh chóng nhận được báo cáo đánh giá BSCI thì chứng tôi xin chia sẻ cho bạn một số quy trình đánh giá BSCI bài bản nhất dành cho bạn.

Bước 1: Đăng ký Đánh giá BSCI

Tổ chức, doanh nghiệp tiến hành liên hệ tổ chức đánh giá BSCI và kê khai thông tin về doanh nghiệp. Tổ chwucs đánh giá sẽ tiếp nhận đơn đăng kí và lên kế hoạch cho việc đánh giá.

Bước 2: Tự đánh giá

Tổ chức, doanh nghiệp thành viên có thể tự đánh giá Amfori BSCI Self-Assessment trước khi tiến hành cuộc đánh giá chính thức diễn ra.

Bước 3: Chuẩn bị trước đánh giá

Sau khi kí hợp đồng đăng kí đahs giá BSCI với tổ chức đánh giá thì lúc này tổ chức sẽ lên kế hoạch thành lập đoàn đánh giá và thông báo lại cho doanh nghiệp chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá chính thức

Tổ chức Đánh giá BSCI tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình BSCI

Tại bước này tổ chức đánh giá BSCI tiến hành thẩm xét hồ sơ và tài liệu cũng như quy trình làm việc có liên quan đến việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn Trách nhiệm cho Doanh Nghiệp.

Bước 6: Hành động khắc phục

Tổ chức doanh nghiệp cần phải tiến hành các hành động khắc phục trong khoảng thời gian quy định và báo cáo lại cho các tổ chức đánh giá BSCI nhằm sửa chữa những điểm chưa tuân thủ.

Bước 7: Thẩm định báo cáo đánh giá

Tổ chức Amfori sẽ duyệt xét báo cáo đánh giá của Tổ chức đánh giá BSCI xem có tất cả thông tin cần thiết hay chưa. Nếu thông tin của báo cáo chưa đầy đủ thì Tổ chức Amfori sẽ yêu cầu thông tin bổ sung từ Tổ chức thực hiện đánh giá hoặc doanh nghiệp được đánh giá.

Bước 8: Cấp báo cáo BSCI

Tổ chức Amfori cấp Báo cáo BSCI cho doanh nghiệp sau khi thẩm định kết quả đánh giá

Bước 9: Tái đánh giá

Tổ chức, Doanh nghiệp sau khi được đánh giá và sau một năm hết hiệu lực sẽ cần tiến hành tái đánh giá để duy trì báo cáo BSCI.

Đăng Kí Nhận Tư Vấn

CHI PHÍ CẤP BÁO CÁO BSCI?

Doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận BSCI khác nhau phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản, chi phí chứng nhận BSCI thường bao gồm:

  • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
  • Chi phí cấp chứng nhận

TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN LỰA INTERCERT VIỆT NAM

Intercert Việt Nam có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đã tư vấn cho nhiều đơn vị trong việc lấy chứng nhận BSCI, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Intercert để đồng hành.

5 lý do khách hàng tin tưởng Intercert Việt Nam gồm có: 

  • Chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm, hiểu rõ yêu cầu của chứng nhận để tư vấn cho khách hàng chi tiết, nhanh chóng đạt được chứng nhận.
  • Chi phí hợp lý, tối ưu, phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nhiều chương trình khuyến mãi, tri ấn khách hàng.
  • Đội ngũ chuyên gia, chuyên viên tư vấn hỗ trợ khách hàng nhiệt tình trong suốt quá chuẩn bị hồ sơ đến khi đánh giá và nhận chứng nhận.
  • Intercert đã có kinh nghiệm triển khai BSCI cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
  • Ngoài BSCI, Intercert Việt Nam cũng tư vấn nhiều chứng chỉ khác như: ISO 9001, FSC 22000, ISO 27001, hợp chuẩn, hợp quy… hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong triển khai các tiêu chuẩn để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn.

Để được chuyên gia của Intercert Việt Nam tư vấn cụ thể hơn về tiêu chuẩn cũng như các vấn đề liên quan, doanh nghiệp có thể để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ thông qua địa chỉ sau:

  • Công ty Intercert Việt Nam
  • Địa chỉ: Tầng 18 Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Hotline: 0969.555.610
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chứng Nhận ISO 14064:2018 – Kiểm Kê Khí Nhà Kính

Hiện nay việc phát thải khí nhà kính quá mức đã khiến môi trường sống...

Chứng Nhận UN MARK – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa Quốc tế cũng như trong nước có nhiều...

Chứng Nhận Carb P2 – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Với mục đích đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại Mỹ kiểm soát...

Chứng Nhận Enplus – Chứng Chỉ Công Nhận Toàn Cầu

Hiện nay thị trường nhiên liệu chất đốt đang cực kì phát triển nhất là...

Chứng Nhận PEFC – Chứng Chỉ Công Nhận Quốc Tế

Trong những bộ tiêu chuẩn về rựng hiện nay thì PEFC là một tiêu chuẩn...

Tư vấn GRS [Chi phí trọn gói & Chứng chỉ Quốc tế]

Tư vấn GRS là hoạt động đào tạo nhận thức tiêu chuẩn và hướng dẫn...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá