Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam – Intercert Việt Nam

ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam ngày càng được chú trọng và phát triển. Bởi nó cho thấy được bức tranh tổng quát về việc triển khai, áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.  Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu về thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam. 

Giới thiệu về ISO 45001 

ISO 45001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS – Occupational Health and Safety Management System), được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế (ISO – International Organization for Standardization), vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.  

Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam
Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

Tiêu chuẩn ISO 45001 cung cấp khuôn khổ để tổ chức áp dụng, triển khai, quản lý và cải tiến hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nhằm quản lý rủi ro và cơ hội OH&S. Việc áp dụng ISO 45001 không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về an toàn lao động, mà còn khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc nhận diện và kiểm soát rủi ro, từ đó ngăn chặn tai nạn lao động và giảm thiểu nguy cơ tổn hại sức khỏe cho nhân viên. 

Tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên cấu trúc cấp cao (HLS High-Level Structure). Cấu trúc cấp cao HLS cung cấp một cấu trúc thống nhất và có nội dung cốt lõi tương tự cho các tiêu chuẩn áp dụng nó, giúp cho việc triển khai và tích hợp các hệ thống quản lý khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm/dịch vụ. 

Tình hình áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam 

Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tính đến đầu năm 2018, mỗi năm có đến 340 triệu vụ tai nạn lao động; 160 triệu nạn nhân mắc các bệnh nghề nghiệp và hơn 650 nghìn ca tử vong vì các chất độc hại. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Báo cáo về tình hình an toàn lao động năm 2019, toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn, số người chết gần 1.000 người. 

Tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, tại hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án 3 Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động năm 2019, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tham gia tích cực, cũng như cần có sự đồng thuận của người sử dụng lao động và người lao động để dự án đạt được nhiều kết quả thiết thực trong năm 2020. ISO 45001 cũng là một trong những công cụ được các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam áp dụng . Nó cung cấp một khuôn khổ để tăng cường sự an toàn, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo môi trường làm việc lành mạnh. 

Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

Hiện nay, trên thế giới có hàng vạn tổ chức/ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 45001. Tại Việt Nam theo số liệu khảo sát năm 2021 cho thấy, đã có hơn tám trăm chứng chỉ ISO 45001:2018 được cấp cho 1409 địa điểm. So với thời điểm mới ra mắt vào năm 2018, số lượng doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp này đã tăng gần 12 lần. Xu hướng này cho thấy nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 45001. Hy vọng trong thời gian tới, tình hình áp dụng ISO 45001 trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được cải thiện hơn nữa. 

Một số doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 thành công 

Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001 đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Dưới đây là một số doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 thành công: 

  • Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa-Đồng Nai 

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đường mía. Công ty đã triển khai áp dụng Tiêu chuẩn ISO 45001, thực hiện các hoạt động rà soát các quy trình, tài liệu của hệ thống, xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp thực tế cũng như yêu cầu. 

Đồng thời, từng bước hoàn thiện bộ phận an toàn vệ sinh lao động; sắp xếp cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, cung cấp trang thiết bị cần thiết phục vụ về an toàn vệ sinh lao động… Bằng sự cố gắng, quyết tâm, công ty đã hoàn tất việc chuyển đổi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001. 

  • Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1 

Hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí chính xác, doanh nghiệp này chuyên cung cấp các sản phẩm như: thiết kế và gia công khuôn mẫu/đồ gá, sản xuất linh kiện dập, hàn, tiện, uốn, gia công CNC cho nhiều lĩnh vực như ô tô, xe máy, phụ kiện xây dựng và máy văn phòng. 

Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

Bằng việc sở hữu chứng chỉ ISO 45001, doanh nghiệp đã chứng tỏ được khả năng quản lý rủi ro, cải tiến kết quả thực hiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn. Quan trọng hơn, qua đó đã loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa có hiệu lực, giúp người lao động yên tâm sản xuất kinh doanh. 

  • Công ty cổ phần Sản xuất thương mại HEVI 

Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì carton các loại. Việc áp dụng ISO 45001 tại công ty bước đầu mang lại kết quả tích cực nhất định như: chứng tỏ được khả năng quản lý rủi ro, cải tiến kết quả thực hiện về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan tới công việc, cung cấp nơi làm việc an toàn.  

Quan trọng hơn, việc nâng cao nhận thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động nhằm giúp họ có khả năng nhận biết rõ mối nguy và giảm thiểu rủi ro bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa có hiệu lực, giúp người lao động yên tâm trong hoạt động sản xuất. 

Khó khăn khi áp dụng ISO 45001 ở Việt Nam 

  • Trở ngại về mặt tâm lý: Nhiều doanh nghiệp vẫn còn giữ những thói quen làm việc cũ, chưa coi trọng vấn đề an toàn và sức khỏe của người lao động. Đồng thời, nhân viên có thể kháng cự lại những thay đổi trong quy trình làm việc, đặc biệt là khi những thay đổi này đòi hỏi họ phải nỗ lực nhiều hơn. 
  • Thiếu cam kết của lãnh đạo cấp cao: Việc thiếu cam kết từ ban quản lý, sự không hợp tác giữa các nhân viên và hiểu biết kém về an toàn lao động nghề nghiệp là vấn đề lớn đối với tổ chức khi thực hiện triển khai.  
  • Nguồn lực và ngân sách hạn chế: Việc thiếu nguồn lực và ngân sách có thể cản trở tiến độ áp dụng ISO 45001 theo nhiều cách. Chẳng hạn, thiếu kinh phí khiến tổ chức khó có thể đầu tư vào công nghệ hoặc trang thiết bị để đảm bảo việc cải tiến liên tục. 
  • Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả việc áp dụng ISO 45001. Văn hoá doanh nghiệp chính là tác nhân ảnh hưởng tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức. Nếu văn hóa doanh nghiệp chỉ có trên mặt giấy thay vì tập trung vào thực tế, việc áp dụng ISO 45001 có thể trở thành hình thức và không mang lại hiệu quả thực sự.  
  • Chưa lựa chọn được đơn vị tư vấn uy tín: Nếu doanh nghiệp không lựa chọn được đơn vị tư vấn ISO 45001 uy tín thì doanh nghiệp có thể không hiểu rõ làm thế nào để đảm bảo tuân thủ đúng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, nếu chọn phải một đơn vị tư vấn không uy tín tổ chức có thể sẽ phải chịu những khoản phí không cần thiết. 

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam 

  • Cam kết mạnh mẽ hơn từ ban lãnh đạo: Lãnh đạo cần thể hiện rõ ràng hơn cam kết của mình đối với OH&S thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động liên quan. Đồng thời, đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính, nhân lực và thời gian để triển khai và duy trì hệ thống quản lý OH&S. Ngoài ra, lãnh đạo cần đặt ra một mục tiêu cụ thể, chính sách liên quan và phân quyền, đào tạo, truyền đạt tầm quan trọng cho nhân viên khi áp dụng ISO 45001. 
  • Nâng cao nhận thức về ISO 45001: Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo nhằm giúp tất cả mọi người trong doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Việc hiểu về những lợi ích của tiêu chuẩn sẽ giúp mọi người quan tâm và tập trung nâng cao hệ thống OH&S hơn. 

Thực trạng áp dụng ISO 45001 tại Việt Nam

  • Lập kế hoạch tài chính hợp lý: Doanh nghiệp cần lập kế hoạch ngân sách cụ thể sao cho phù hợp trước khi tiến hành triển khai ISO 45001. Nếu doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, có thể tìm đến các tổ chức hỗ trợ đào tạo và tư vấn hoặc triển khai từng phần tiêu chuẩn theo khả năng tài chính. 
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Để khắc phục tình trạng thiếu nhân sự có trình độ thì doanh nghiệp nên tổ chức các khóa đào tạo nội bộ hoặc thuê các chuyên gia từ bên ngoài để huấn luyện cho đội ngũ quản lý và nhân viên về ISO 45001. Bên cạnh đó, để tránh cho nhân viên có thể kháng cự lại những thay đổi trong quy trình làm việc thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình một cách linh hoạt và có lộ trình rõ ràng.  
  • Tham khảo từ những doanh nghiệp áp dụng ISO 45001 thành công: Tổ chức có thể tìm kiếm những thông tin liên quan đến kinh nghiệm áp dụng ISO 45001 trên website, diễn đàn,…Để học hỏi kinh nghiệm nhằm áp dụng ISO 45001 hiệu quả.  

>>> Xem thêm: Đánh giá rủi ro theo ISO 45001 – Quy trình thực hiện cụ thể

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng áp dụng ISO 45001 ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp trong việc hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan tới tiêu chuẩn ISO 45001, hãy liên hệ ngay với Intercert Việt Nam để được giải đáp.

Thông tin liên lạc Intercert Việt Nam 

  • Địa chỉ: Toà nhà  Ladeco, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 
  • Điện thoại: 0969.555.610 
  • Email: sales@intercertvietnam.com 
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Công cụ bố trí mặt bằng góp phần nâng cao năng suất chất lượng, phát huy tối đa nguồn lực

Với một nhà xưởng được xây dựng khoa học và bố trí hợp lý có...

Kế hoạch Thẩm Tra Haccp – Hướng dẫn Tuân Thủ

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis and...

Điều kiện nhà xưởng theo Tiêu chuẩn HACCP – Intercert Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu về nhà xưởng HACCP, doanh nghiệp cần phải tuân thủ...

Biện pháp kiểm soát của Hệ thống HACCP – Intercert Việt Nam

Một trong những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả nhất hiện...

Phân tích chi tiết 12 bước áp dụng HACCP

Hệ thống HACCP – một hệ thống được sử dụng rộng rãi, đã không còn...

Kế hoạch HACCP là gì? Tại sao cần xây dựng kế hoạch HACCP?

Kế hoạch HACCP là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải bảng giá