Bảng xác định khía cạnh môi trường là công cụ quan trọng trong quá trình duy trì hệ thống quản lý môi trường. Bằng việc xác định rõ những hoạt động tác động tới môi trường, tổ chức có thể đưa ra những biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng một cách hiệu quả. Hãy cùng Intercert Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về mẫu đánh giá khía cạnh môi trường cho doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.
Khía cạnh môi trường trong ISO 14001 là gì?
1. Khía cạnh môi trường theo ISO 14001 là gì?
Theo ISO 14001:2015, khía cạnh môi trường là yếu tố trong các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức có thể tác động hoặc có tác động đến môi trường. Hay có thể nói rằng tác động môi trường chính là kết quả của khía cạnh môi trường.
Nói một cách đơn giản hơn, khía cạnh môi trường là bất cứ điều gì xảy ra trong tổ chức của bạn có ảnh hưởng tới môi trường. Điều quan trọng là bạn phải xem xét từng quy trình và xác định xem có những khía cạnh nào tác động tới môi trường. Từ đó, đưa ra những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề tiêu cực, nếu có.
2. Phân loại khía cạnh môi trường
Nhìn chung, khía cạnh môi trường được phân thành 6 loại chính:
- Khí thải vào không khí: Các loại khí thải từ quá trình sản xuất, đốt cháy nhiên liệu… gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
- Ô nhiễm đất: Chất thải rắn, hóa chất độc hại thấm vào đất gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất và nguồn nước ngầm.
- Xả nước thải: Nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa qua xử lý xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước và mạch nước ngầm.
- Sử dụng vật liệu/tài nguyên thiên nhiên: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên như gỗ, khoáng sản… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Quản lý chất thải rắn: Việc xử lý chất thải rắn không đúng cách gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
- Chất thải nguy hại: Các loại chất thải chứa các chất độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Xây dựng quy trình xác định và đánh giá khía cạnh môi trường như thế nào?
Bước 1: Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường
- Xác định hoạt động, sản phẩm, dịch vụ: Liệt kê cụ thể tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đang cung cấp.
- Xác định địa điểm: Xác định rõ các địa điểm, cơ sở vật chất nơi các hoạt động liên quan tới môi trường diễn ra.
- Xác định bên liên quan: Xác định các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước… có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức.
- Xác định quy định pháp luật: Xác định các quy định pháp luật về môi trường áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Bước 2: Xác định khía cạnh môi trường
- Phân tích vòng đời sản phẩm: Xem xét từ khâu thiết kế, sản xuất, sử dụng đến thải bỏ sản phẩm.
- Phân tích quá trình: Xác định từng giai đoạn trong quá trình sản xuất, từ khi nhận nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Sử dụng danh sách kiểm tra: Dựa vào yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình của tổ chức để lập danh sách các khía cạnh môi trường tiềm ẩn.
Bước 3: Đánh giá các khía cạnh môi trường quan trọng
Các tiêu chí đánh giá khía cạnh môi trường quan trọng (khía cạnh môi trường có ý nghĩa) thường bao gồm:
- Tần suất xảy ra: Mức độ thường xuyên của tác động.
- Phạm vi ảnh hưởng: Khu vực ảnh hưởng của tác động.
- Mức độ nghiêm trọng: Mức độ tổn hại đến môi trường.
- Yêu cầu của bên liên quan: Quan điểm của cộng đồng, khách hàng, nhà cung cấp…
- …
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như ma trận đánh giá hoặc phân tích rủi ro để đánh giá mức độ quan trọng của các khía cạnh môi trường.
Bước 4: Quản lý khía cạnh môi trường quan trọng
- Lập danh sách các khía cạnh có ý nghĩa: Liệt kê chi tiết các khía cạnh môi trường có ảnh hưởng lớn tới môi trường.
- Đánh giá rủi ro: Xác định khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các tác động môi trường.
- Xây dựng kế hoạch hành động: Lập kế hoạch cụ thể để giảm thiểu, kiểm soát hoặc loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường.
- Thiết lập các chỉ tiêu: Thiết lập các chỉ tiêu để theo dõi và đánh giá hiệu quả của những biện pháp quản lý trên.
- Đánh giá thường xuyên: Thực hiện đánh giá định kỳ để kiểm tra hiệu quả của kế hoạch và điều chỉnh nếu cần.
Bảng xác định khía cạnh môi trường
Dưới đây là ví dụ về bảng xác định khía cạnh môi trường mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
Vấn đề | Yếu tố | Khía cạnh | Tác động | |
Đầu vào | Đầu ra | |||
Nhiên liệu hoặc nguyên liệu | Điện | Cơ năng | Tiêu hao năng lượng | Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên | ||
Khí đốt/ Gas/ Xăng dầu | Cơ năng | Tiêu hao tài nguyên | Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường | |
Khí thải | Sinh ra khí CO2 | Gây ra hiệu ứng nhà kính | ||
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên | ||
Tình huống khẩn cấp | Rò rỉ khí ga | Ô nhiễm môi trường | ||
Than đá | Cơ năng | Tiêu hao tài nguyên | Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường | |
Khí thải | Sinh ra khí thải | Ô nhiễm không khí | ||
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên | ||
Tro than | Phát sinh tro than | Ô nhiễm đất | ||
Năng lượng hạt nhân | Cơ năng | Rò rỉ phóng xạ | Nhiễm xạ | |
Rác thải từ quá trình sản xuất | Rác thải thông thường | Rác thải sinh hoạt | Phát sinh rác thải thông thường | Ô nhiễm đất, nước |
Rác thải nguy hại (pin, dầu nhớt, kim loại nặng…) | Rác thải nguy hại | Phát sinh rác thải nguy hại, lẫn lộn rác thải thông thường và rác thải nguy hại | Ô nhiễm môi trường, nhiễm độc kim loại nặng | |
Hoá chất trong quá trình sản xuất | Hoá chất | Hoá chất thải | Phát sinh hoá chất thải | Ô nhiễm môi trường |
Vật dụng chứa hóa chất | Phát sinh vật dụng chứa hóa chất | |||
Tình huống khẩn cấp | Tràn đổ hóa chất | |||
Dung dịch sơn trong quá trình sản xuất | Dung dịch sơn | Hơi sơn | Phát sinh hơi sơn | Ô nhiễm môi trường |
Vỏ sơn | Phát sinh rác thải nguy hại | |||
Sơn thải | ||||
Tình huống khẩn cấp | Tràn đổ sơn | |||
Nguyên liệu gỗ trong sản xuất | Gỗ | Gỗ thải | Sử dụng tài nguyên gỗ | Phá rừng, thiên tai |
Phát sinh gỗ thải | Rác thải thông thường | |||
Phát xạ | Năng lượng | Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên |
Tia phóng xạ | Phát sinh phát xạ | Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người | ||
Tiếng ồn | Phát sinh tiếng ồn | Ô nhiễm tiếng ồn | ||
Ánh sáng | Sinh ra tia sáng | Bệnh về mắt | ||
Rung động | Phát sinh rung động | Ảnh hướng tới sức khoẻ con người | ||
Nước thải | Nước | Nước thải sinh hoạt | Phát sinh nước thải sử dụng tài nguyên nước | Cạn kiệt tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường |
Nước thải nguy hại | ||||
Công đoạn hàn | Điện | Ánh sáng | Sinh ra tia sáng | Bệnh về mắt |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên | ||
Điện năng | Tốn điện | Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường | ||
Sử dụng giấy | Giấy | Giấy thải | Phát sinh giấy thải | Ô nhiễm môi trường |
Tiêu thụ giấy | Tiêu thụ giấy | Phá rừng, thiên tai | ||
Quá trình vệ sinh | Nước | Nước thải | Phát sinh nước thải | Ô nhiễm đất/ nước |
Sử dụng nước | Cạn kiệt tài nguyên nước | |||
Chất tẩy rửa | Vật dụng đựng hóa chất | Phát sinh rác thải | Ô nhiễm môi trường | |
Tràn đổ hóa chất | Phát sinh hoá chất thải | |||
Dụng cụ vệ sinh | Dụng cụ hỏng | Phát sinh rác thải | ||
Sử dụng khí nén | Điện | Khí nén | Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Làm Trái Đất nóng lên | ||
Tiếng ồn | Phát sinh tiếng ồn | Ô nhiễm tiếng ồn | ||
Tình huống khẩn cấp | Nổ/ Xì khí nén | Tai nạn lao động | ||
Vận hành kho lạnh | Điện năng | Tiêu tốn năng lượng | Phát sinh nhiệt nóng | Làm Trái Đất nóng lên |
Phát sinh nhiệt lạnh | Bệnh nghề nghiệp | |||
Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên | |||
Dung môi lạnh | Tràn dung môi | Phát sinh dung môi lạnh | Ô nhiễm môi trường | |
Nổ đường ống dung môi | ||||
Sử dụng máy tính | Điện | Ánh sáng | Phát sinh tia sáng | Bệnh về mắt |
Nhiệt | Phát sinh nhiệt | Cạn kiệt tài nguyên | ||
Máy tính hỏng | Phát sinh rác thải | Ô nhiễm môi trường | ||
Hoạt động bảo trì | Chất làm sạch | Chất bẩn, chất thải | Phát sinh chất thải, chất bẩn | Ô nhiễm môi trường |
Dụng cụ làm sạch | ||||
Hoạt động in ấn/ photo | Giấy | Tiêu thụ giấy | Sử dụng giấy | Ô nhiễm môi trường |
Rác giấy | Phát sinh rác thải | |||
Mực in | Hộp in mực | Phát sinh rác thải | ||
Điện | Đổ mực in | |||
Điện | Tiêu tốn điện | Tiêu tốn điện năng | Cạn kiệt tài nguyên |
Cho điểm khía cạnh môi trường như thế nào?
1. Bảng đánh giá khía cạnh môi trường
Trước khi thực hiện cho điểm khía cạnh môi trường, tổ chức cần phải đánh giá chúng. Doanh nghiệp có thể tham khảo bảng đánh giá khía cạnh môi trường của Intercert Việt Nam dưới đây:
STT | Tiêu chí | Mức độ | Diễn giải |
1 | Mức độ nghiêm trọng | 1 | Không đáng kể (chỉ ảnh hưởng đến khu vực người thực hiện công việc) |
2 | Tác động nhẹ (ít ảnh hưởng cho môi trường bên ngoài) | ||
3 | Tác động có hại, vi phạm với yêu cầu pháp luật | ||
4 | Tác động có hại và đe dọa cuộc sống con người | ||
5 | Khẩn cấp: gây thiệt hại lâu dài, không thể khắc phục | ||
2 | Khả năng xảy ra (Tần suất) | 1 | Không xảy ra/chưa từng xảy ra |
2 | Xảy ra khoảng 3 tháng/lần | ||
3 | Xảy ra < 3 tháng/lần (không xảy ra hàng ngày) | ||
4 | Xảy ra hàng ngày (nhưng không liên tục) | ||
5 | Xảy ra liên tục trong ngày | ||
3 | Yêu cầu từ các liên quan | 1 | Không yêu cầu |
2 | Có yêu cầu kiểm soát và doanh nghiệp đã đáp ứng | ||
3 | Có yêu cầu kiểm soát nhưng doanh nghiệp chưa đáp ứng |
2. Cho điểm khía cạnh môi trường
Để cho điểm khía cạnh môi trường một cách chính xác, chúng ta cần xác định chỉ số tác động của chúng. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đáng kể từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tác động tới môi trường.
Theo đó: Chỉ số tác động = Mức độ ảnh hưởng (1) x Khả năng xảy ra (2) x Yêu cầu từ các liên quan (3)
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Chỉ số tác động ≥ 10: Khía cạnh môi trường đang xem xét này cần được kiểm soát. Cụ thể doanh nghiệp cần đưa ra các hành động cụ thể như thiết lập mục tiêu, quy trình quản lý môi trường đối với tác động này.
- Chỉ số tác động < 10: Tác động của khía cạnh môi trường này là không đáng kể, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần theo dõi chúng.
Riêng đối với những tình huống khẩn cấp thì doanh nghiệp cần thực hiện hành động ngay để kiểm soát tác động tiêu cực lên môi trường.
Lưu ý: Trên đây chỉ là mẫu đánh giá và cho điểm khía cạnh môi trường. Doanh nghiệp cần dựa vào quy mô, đặc điểm và tình hình cụ thể của mình để linh hoạt đưa ra các thang điểm đánh giá sao cho phù hợp.
KẾT BÀI:
Bằng cách xác định những khía cạnh môi trường quan trọng, tổ chức đã đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, đồng thời nâng cao hình ảnh của mình trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Hy vọng rằng những thông tin trên đã cung cấp cái nhìn toàn diện cho bạn đọc về bảng xác định khía cạnh môi trường.
Để biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Intercert Việt Nam để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Toà nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0969.555.610
- Email: sales@intercertvietnam.com